Ngày nay ống thoát sàn hay ống thoát nước giữ vai trò vô cùng quan trọng trong sinh hoạt của mọi gia đình. Việc áp dụng cách lắp ống thoát sàn trong nhà đúng kỹ thuật giúp việc sử dụng nước dễ dàng. Đáp ứng được nhu cầu sử dụng cho cả gia đình và hạn chế được sự cố rò rỉ hay vỡ đường ống nước cũng như có thể tự cách sửa chữa đường nước tại nhà. Hãy xem chi tiết cách làm ở dưới đây nhé.
Ống thoát sàn là gì?
Ống thoát sàn hay ống thoát nước ( tiếng anh là Sewer pipes). Đây là hệ thống các đường ống dẫn vận chuyển nước thải sinh hoạt như nhà tắm, nhà vệ sinh đến nơi tập kết như bể phốt, cống thoát nước, ao hồ…
Ống thoát sàn được dùng ở đâu?
Hệ thống đường nước trong gia đình cần có ống thoát sàn đó là:
Hệ thống cung cấp và phân phối nước sinh hoạt
Tập trung toàn bộ hệ thống đường ống, thiết bị sử dụng nước chịu trách nhiệm cung cấp nước. Trong đó, bao gồm cả những thiết bị nước hàng ngày, máy nước nóng, … Hệ thống cung cấp nước này có quy mô khác nhau từ hệ thống cấp nước gia đình đến nguồn nước công cộng, nước máy thành phố, ao, hồ, …
Hệ thống thoát nước thải
Tất cả các hệ thống bao gồm đường dẫn nước thải sinh hoạt, ống cống, hệ thống thoát nước đô thị, bể tự hoại, bể chứ đều được xếp vào nhóm này.
Thiết bị, máy móc sử dụng nước
Những thiết bị điện gia dụng, thiết bị có sử dụng nước trong gia đình như máy giặt, vòi hoa sen, máy rửa bát, … Những trang thiết bị này nối liền với hệ thống thông khí và các bẫy kín, đường ống thải nhằm ngăn mùi hôi, khí ga độc hại từ chất thải.
Các thành phần ống thoát sàn của hệ thống đường nước trong gia đình
Đường cống chính của nhà, tòa nhà
Hệ thống đướng ống chính gồm những đường ống nằm ngang được đặt tại vị trí thấp nhất hệ thống. Đường ống chính này thường được sử dụng loại ống có đường kính lớn nhất, khoảng Φ >102mm và thực hiện chức năng nhận toàn bộ nước thải từ các thiết bị đổ về.
Cửa thăm
Cửa thăm là một trong những phần quan trọng không thể thiếu của hệ thống thoát nước. Những điểm ống này được bố trí trải đều đường ống, giúp bạn dễ dàng kiểm tra và sửa chữa sự cố đường ống khi cần.
Ống thoát nước
Hệ thống những ống thu gom nước thải, nước vệ sinh, nối trực tiếp với các thiết bị sử dụng nước trong nhà.
Trang thiết bị vệ sinh
Toàn bộ những trang thiết bị, máy móc có sử dụng nước và thải nước bẩn ra hệ thống.
Ống ngang
Khi lắp đặt, các đường ống ngang phải chọn loại có Φ >38mm cũng như đặt đường ống nghiêng không quá 45 độ.
Ống thoát dọc
Đường ống chính trực tiếp nhận nước thải, Φ >78mm để đảm bảo chất thải không bị tắc nghẽn.
Bẫy nước (Ngăn mùi)
Với mọi đường ống thoát nước, bẫy nước là yếu tố không thể thiếu khi lắp đặt. Chúng giúp ngăn cản mùi hôi thì chất thải, các khí ga do phân hủy từ hệ thống đường nước thải.
Quy định về ống thoát sàn
Vật liệu và thiết bị ống
Hiện nay, ống dẫn thoát nước được bán rất rộng rãi trên thị trường với nhiều chất liệu đa dạng như nhựa PVC, ABS, các loại ống đồng, ống kẽm. Nếu chỉ dùng cho nước thải sinh hoạt tại nhà, bạn có thể lựa chọn các loại ống đồng, ống PEX, … để đảm bảo hiệu quả và độ bền.
Kích thước ống thoát sàn – ống thoát sàn phi bao nhiêu ?
Tùy loại ống và mục đích sử dụng mà đường kính ống thoát nước sẽ khác nhau. Ví dụ:
- Ống thoát của bồn tắm, máy giặt, bồn tiểu phải lớn hơn 38mm
- Ống thoát của toàn bộ tòa nhà tối thểu từ 102mm trở lên.
- Đường kính ống thoát sàn nhà tắm đạt 38mm trở lên
- Thoát ngang của sàn >78mm
- Bồn tắm, bồn tiểu, chậu rửa, máy giặt … > 38mm
- Thoát sàn nhà tắm > 38mm
- Bệt ( Bồn vệ sinh ) >78mm
Các bước lắp ống thoát sàn đơn giản
1/ Sơ đồ nguyên lý
Sơ đồ nguyên lý nắm vai trò vô cùng quan trọng khi thiết kế hệ thống đường ống thoát nước. Những sơ đồ này sẽ tổng quát về đường ống nước, vị trí dự kiến, số lượng đường ống và các lắp đặt theo những thiết bị cần sử dụng.
2/ Triển khai mặt bằng thiết kế cấp thoát nước
Sau khi đã lên được sơ đồ nguyên lý hoàn chỉnh, bạn sẽ cần hoàn thiện bản thiết kế chi tiết để tiến hành thi công. Từ bản thiết kế chi tiết, đội ngũ xây dựng sẽ thực hiện theo từng cách lắp đặt ống thoát nước trong nhà. Hệ thống đường ống thoát, đặt ống dẫn, cửa thăm, từng chi tiết nối vối nhau phải được tính toán. Giúp tiết kiệm tối đa không gian, sắp xếp đường ống chìm và nổi hợp lý, thẩm mỹ. Cùng với đó, việc lắp đặt cũng phải được tính toán sao cho tương thích với các thiết bị sử dụng nước, giúp bảo trì và đảm bảo độ bền cho thiết bị.
3/ Chi tiết cách lắp ống thoát sàn
Trong giai đoạn nào, từng chi tiết của hệ thống thoát nước sẽ được xem xét, thể hiện trên bản thiết kế chi tiết. Đừng yếu tố như chi tiết lắp đặt hệ thống dẫn nước thải, đường ống bể phốt, bồn cầu, … đều được tính toán và lên kế hoạch chi tiết. Từ bản thiết kế này, công nhân thi công có thể lắp đặt và thi công chính xác hơn, tránh các sai lầm về kỹ thuật khó sữa chữa về sau.
Sau khi hoàn thiện phần thô ngôi nhà, hệ thống đường thoát nước sẽ được tiến hành lắp đặt. Việc thi công tại thời điểm này vừa không gây hư hỏng đến cấu trúc chính ngôi nhà vừa giúp định hính chính xác cần vị trí cần thi công, tránh sai sót.
Biện pháp lắp đặt ống thoát sàn
Cách lắp đặt ống thoát nước trong nhà phổ biến nhất là phương pháp lắp từ dưới lên. Các đường ống sử dung thường có đường kín từ 100-350 tùy theo thực tế địa hình và nhu cầu sử dụng. Ống nhựa PVC được sử dụng khá phổ biến nhờ tính năng dễ thao tác lắp đặt của chúng.
Khi tiến hành ghép nối, bạn chỉ cần dùng keo chuyên dụng thoa lên bề mặt đường ống sạch. Giữ chặt chỉ 3-5 giây là hoàn thành. Chính điều này cũng giúp công nhân dễ dàng thi công và lắp đặt ống ở nhiều địa hình khác nhau. Cuối cùng, bạn có thể tiến hành bước chống thấm để đảm bảo độ bền công trình. Xi măng cùng các phụ gia chống thấm được bôi trực tiếp lên các lỗ xuyên sàn cần chống thấm. Đồng thời, thực hiện rải vải thủy tinh và quét sơn chống thấm để hoàn thiện.
Trong 24 giờ đầu tiên, nếu ngâm nước mà hệ thống không có dấu hiệu thấm nước là bạn đã hoàn thành.
Một số lưu ý khi lắp ống thoát sàn:
Độ dốc của đường ống
Độ đốc của đường ống ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành của hệ thống xả thải. Nếu đướng ống nằm qua ngang, các chất thải sẽ dễ bị tắc nghẽn lại, gây nên tình trạng tắc nghẹt, bốc mùi hôi, ảnh hưởng đến sinh hoạt. Độ dốc tiêu chuẩn cho các đường ống nước là khoảng 2% – 4%. Tuyệt đối cũng không đặt ống quá dốc, dễ khiến chất thải rắn bị tắc lại.
Bẫy nước không được thông khí
Bẫy nước được sử dụng với mục đích chính giúp ngăn ngừa mùi hơn, tạo khoảng cách giữa đường ống thải và không gian sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu không được thiết kế đúng cách, các bẫy nước khi khô sẽ không phát huy được tác dụng triệt để.
Thông khí phẳng (nằm ngang)
Hệ thống thông khí của bẫy nước được chia thành hai loại chính là ướt và khô. Thông khí khô chỉ được dùng cho các loại đường ống thông khí trong khi thông khí ướt có thể áp dụng cho cả những loại đường ống lớn. Hệ thống thông khí ướt thường dễ duy trì độ thông thoáng hơn nhờ các dòng nước thải chảy. Tuy nhiên, nếu lắp đặt không đúng kỹ thuật, chất thải tắc lại có thể gây tắc nghẹt đường ống.
Ống thông khí nằm ngang bên dưới lỗ xả tràn
Theo nguyên tắc kỹ thuật, ống thông khí của bồn cầu luôn phải lắp đặt ngang so với mức nước xả tràn. Nếu mức nước thấp hơn hoặc ống thông khí nằm dưới đều có thể gây ra hiện tượng tắc nghẹt, tràn nước do tắc ống.
Không làm đủ cửa thăm
Cửa thăm là phần tất yếu không thể thiếu với mọi hệ thống đườn ống thoát nước. Cửa thăm được sử dụng để kiểm tra và giải quyết sự cố ở những điểm tắc nghẽn nhanh chóng, hiệu quả hơn. Cùng với đó, cửa thăm được bố trí đầy đủ và những điểm phù hợp giúp thuận tiện hơn cho việc thông tắc và xử lý tắc nghẽn. Một vài vị trí quan trọng bắt buộc phải sắp xếp cửa thăm như: đường ống thải chính, điểm giao giữa ống dẫn và đường ống ngang, các điểm chuyển hướng của đường ống, …
Cửa thăm không tiếp cận được
Xây dựng đủ cửa thăm nhưng cửa thăm quá bé, khó tiếp cận sửa chữa cũng là một lỗi khá phổ biến. Cửa thăm đúng quy chuẩn phải đạt khoảng trống tối thiểu từ 30cm – 45cm giúp thợ sửa có đủ khoảng không gian để thao tác và thực hiện sửa chữa.
Không đủ khoảng trống không khí
Khi thi công, khoảng trống giữa các vòi nước và lỗ xả tràn phải luôn duy trì ở khoảng cách hợp lý đảm bảo nước xả luôn được cung cấp đầy đủ, tránh tình trạng hút ngược lại đường ống.
Sự cố ống thoát sàn bị rò rỉ – nứt vỡ
Nguyên nhân
- Khi mua nhà xây trọn gói thì đa số chủ đầu tư sẽ chọn những thiết bị kém chất lượng. Để tiết kiệm chi phí dẫn tới sử dụng được thời gian thì bị vỡ, bục.
- Với đường ống nước đi âm nền thì việc nền nhà bị sụt lún cũng sẽ làm cho ống nước bị nứt, gãy.
- Không có kế hoạch bảo dưỡng hoặc nâng cấp đúng thời gian. Cái gì cũng có tuổi thọ nhất định, ống nước cũng vậy. Sẽ bị bào mòn theo thời gian cộng với áp lực nước rất mạnh rất dễ dẫn đến bục gãy.
Biện pháp
Trường hợp đường ống nước bị rò rỉ các khớp nối
Để khắc phục sự cố này bạn cần tháo rời hai đầu nối ra rồi quấn thêm keo lụa vào hoặc tháo bớt một phần keo lúc đầu đã quấn, sau đó bạn gắn lại sao cho có một vị trí ổn định nhất cho khóa nước của bạn. Đó là một phương pháp mà bạn và tất cả mọi người có thể làm được với keo lụa và những chiếc ống, khóa nước được kết nối với nhau bằng răng hay bằng ống vặn.
Đối với loại ống nước bị rò rỉ các vết nứt
Để khắc phục trường hợp này bạn có thể dùng băng keo đen hoặc dây cao su để quấn quanh vết nứt… Nhưng cách tối ưu nhất đó là bạn cắt bỏ đoạn bị nứt và dùng một đoạn ống nước mới để nối vào.
Khi áp dụng phương áp này, bạn cần lưu ý khi nối ống cần xác định luồng ống chảy. Ví dụ luồng nước chảy đường ống nước nhà bạn là từ trái sang phải thì bạn phải lắp những đường ống làm sao cho bên trái nhỏ hơn bên phải. Tức là bên phải sẽ bao bọc phần ống ở bên trái thì khi nước chảy sẽ không có tình trạng rò rỉ ra bên ngoài. Nếu lắp ngược lại sẽ xuất hiện tình trạng. Đó là nước sẽ đánh vào phần rìa hay phần vành của ống nước nhỏ hơn và rò rỉ ở phần nối ra bên ngoài sẽ rất khó khắc phục về sau.
Nếu bạn cần tư vấn về cách lắp đặt hay sửa chữa thay thế đường ống nước, vui lòng liên hệ hotline:
Hotline tư vấn 24/7 0987.026.338
Tôi là Vũ Tuyền – kỹ thuật viên điện nước. Với hơn 10 năm trong nghề làm điện nước dân dụng, sửa chữa các thiết bị điện – nước như máy bơm, bồn cầu, quạt, vòi tắm – vòi chậu rửa… và chuyên nhận lắp đặt mới điện nước tại khu vực Hà Nội. Tôi và đội ngũ thợ lành nghề của Minh Hiếu đã trực tiếp thực hiện lắp đặt – sửa chữa cho rất nhiều công trình, rất nhiều thiết bị bị hư hỏng. Các loại đường ống nước từ cũ đến hiện đại đều đã được thực thi trực tiếp nhiều lần. Tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm và cách làm hiệu quả nhất đến mọi người để có thể tự khắc phục những lỗi đơn giản. Giúp tiết kiệm chi phí hơn