Bóng đèn huỳnh quang sớm đã trở thành một phần quen thuộc của cuộc sống ngày nay. Ta có thể bắt gặp loại đèn này ở mọi cửa hàng đồ điện dân dụng và được sử dụng hàng ngày trong sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên vẫn có lúc bạn thắc mắc thêm nhiều vấn đề hơn về loại đèn này như: Cấu tạo ra sao? Có điểm gì nổi bật so với các loại đèn khác? Các lỗi thường gặp và lưu ý khi sử dụng…
Ở bài viết này thợ sửa điện nước tại Hà Nội – Minh Hiếu sẽ cùng bạn đi sâu vào tìm hiểu về bóng đèn hình quang, cách lắp đèn đúng cách và chuẩn kỹ thuật nhất.
Tìm hiểu chi tiết về bóng đèn huỳnh quang
Bóng đèn huỳnh quang dường như đã quá thân quen trong cuộc sống hàng ngày, nhưng bạn có thể có biết thêm tên quốc tế của loại bóng đèn này là Fluorescent lamp. Bóng tuýp hoặc đèn ống đều là cách gọi khác của bóng đèn huỳnh quang.
Bóng đèn huỳnh quang được sáng chế năm 1901 bởi nhà khoa học Cooper Hewitt và bắt đầu được đưa vào sử dụng từ năm 1939 đến tận ngày nay. Bóng đèn của Hewitt hoạt động do có dòng điện chạy qua hơi thủy ngân ở một áp suất thấp.
Cấu tạo đèn huỳnh quang
Cấu tạo của bóng đèn huỳnh quang gồm hai phần chính là Ống thủy tinh và Điện cực, trong các phần chính còn có các cấu tạo nhỏ hình thành nên cách hoạt động của đèn:
– Ống thủy tinh: Thường là ống làm bằng chất liệu thủy tinh có chiều dài 0,3m-2,4m, trong đó có:
- Phủ bột huỳnh quang: Là hợp chất hóa học được quét ngoài thành ống
- Hơi thủy ngân và khí trơ (neon, argon): Một lượng nhỏ thủy ngân khiến chúng bức xạ tạo ra ánh sáng tím có bước sóng 253,7nm. Áp suất hơi thủy ngân sẽ duy trì ổn bên trong ống thủy tinh và trong suốt quá trình phát sáng. bơm thêm khí trơ khác (neon, argon) làm tăng độ bền cho điện cực.
– Điện cực: Thường được sản xuất bằng dây wolfram, dạng lò xo xoắn nối ra ngoài chân đèn. Có tác dụng phát điện khi điện cực có thể nung nóng đến 900 độ C. Loại đèn này sử dụng dòng điện xoay chiều.
>>> Tham khảo: Tìm hiểu dòng điện xoay chiều
Ưu điểm của đèn
So với các phát minh bóng đèn trước đó, bóng đèn huỳnh quang là một sản phẩm gần như có thể khắc phục hết các khuyết điểm của bóng đèn loại cụ. Một vài ưu điểm nổi bật giúp nó vẫn còn được sử dụng đến tận ngày nay có thể kể đến:
Tiết kiệm điện năng
Bóng đèn huỳnh quang với cấu tạo có 2 đầu điện cực, khi có dòng điện chạy qua hai điện cực sẽ tạo ra tia cực tím đốt nóng hơi thủy ngân bê trong đèn khiến nó phát sáng. Điều này giúp cho cả quá trình không đòi hỏi tốn nhiều điện năng và không tỏa nhiệt lớn gây phí phạm điện năng.
Tuổi thọ sử dụng cao
Bởi vì không có cấu tạo sử dụng dây tóc bóng đèn để phát sáng mà chủ yếu dựa vào phán ứng của khí trơ và hơi thủy ngân bên trong đèn nên bóng đèn huỳnh quang có thể tuổi thọ phát sáng của mình gấp 8- 10 lần so với bóng đèn sợi đốt. Cụ thể nó có thể phát sáng đến hơn 10.000 giờ.
Chi phí rẻ
Bóng đèn huỳnh quang có thể sản xuất theo mọi kích cỡ được yêu cầu, dài ngắn, to nhỏ khác nhau mà không cần thay đổi kết cấu gì đặc biệt. Điều này là do cấu tạo cơ bản của đèn cho phép nó có thể phát sáng dù ở kích thước nào. Các nguyên vật liệu sản xuất cũng có giá thành rẻ cùng tuổi thọ lâu bền giúp cho đèn huỳnh quang được ưa chuộng bởi chi phí phải chăng trên thị trường.
Những lỗi thường gặp ở bóng đèn huỳnh quang
Dù có tuổi thọ sử dụng cao tuy nhiên bóng đèn huỳnh quang vẫn là một thiết bị điện được sử dụng với công suất cao và liên tục nên không tránh khỏi những lỗi hỏng hóc. Các lỗi có thể bạn nên biết:
Đui đèn bị lỏng
Sử dụng và bật tắt bóng đèn liên tục đôi khi có thể dẫn đến việc đui đèn bị lỏng trong quá trình sử dụng. Hiện tượng giúp ta thấy rõ nất lỗi này là bóng đèn hay bị chập chờn khi chiếu sáng. Để hiện tượng này kéo dài sẽ khiến thị giác bị ảnh hưởng gây cảm giác khó chịu, đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy hỏng bóng đèn.
Cách để khắc phục lỗi này là bạn nên cho một ít dung dịch nến nóng chảy vào phèn chua và nhỏ hỗn hợp này vào đui đèn bị lỏng. Chờ dung dịch nguội là bạn đã có thể cố định lại đui đèn.
>>> Tham khảo thêm: Sửa bóng đèn cháy tại Hà Nội
Chấn lưu có tiếng kêu
Chấn lưu là bộ phận có tác dụng điều chỉnh dòng điện cho các loại đèn huỳnh quang hoặc đèn LED hoạt động đúng công suất. Chấn lưu phát ra tiếng ồn là khi hiệu suất hoạt động của nó dần kém đi. Bạn có thể khắc phục bằng cách thay thế chấn lưu mới để đèn hoạt động tốt hơn.
Ngoài ra nếu bạn chưa muốn thay thế chấn lưu thì bạn có thể mở nắp đèn và nhỏ sáp nến vào khe hở của miếng thép silic bên trong chấn lưu. Việc này giúp thay đổi tần số chấn động của chấn lưu và giảm tiếng ồn. Tuy nhiên cách tốt nhất vẫn là nên thay chấn lưu càng sớm càng tốt.
Đui đèn khó xoay
Trong một vài trường hợp bóng đèn huỳnh quang bị vỡ và đui đèn khó xoay để tháo ra. Bạn có thể cắt nguồn điện dẫn đến đui đèn, loại bỏ thủy tinh vỡ và sử dụng một của khoai tây chặn vào đui đèn và khéo léo vặn đui ra thử lần nữa. Cách này sẽ giúp bạn xoay đui đèn dễ hơn.
Cách lắp bóng đèn huỳnh quang chi tiết
Đèn huỳnh quang là thiết bị điện thường xuyên được sử dụng trong đời sống nên thường được lắp đặt trong hệ thống điện dân dụng. Cách lắp bóng đèn huỳnh quang khá đơn giản và bạn có thể thực hiện tại nhà khi làm được theo các bước sau:
Bước 1: Cắt nguồn điện nối đến khu vực có đèn huỳnh quang cần thay.
Bước 2: Đưa 2 cực ở đầu đèn thứ nhất vào khe hở của máng đèn.
Bước 3: Sau đó đưa 2 cực của đầu đèn thứ hai vào khe hở còn lại.
Bước 4: Mở lại nguồn điện và kiểm tra nếu đèn sáng là bạn đã lắp đèn thành công.
Lưu ý khi lắp bóng đèn huỳnh quang
Khi lắp bóng đèn huỳnh quang đôi khi bạn vẫn gặp trường hợp ngoài ý muốn khiến bóng đèn không sáng sau khi lắp. Để khắc phục được các vấn đề này bạn có thể lưu ý đến những vấn đề sau:
- Chấn lưu và tắc te là các bộ phận cần thiết để giúp bóng đèn huỳnh quang hoạt động. Chấn lưu dùng để điều chỉnh dòng điện chạy qua bóng đèn. Còn tắc te là bộ phận nối song song với hai đầu điện cực dùng để khởi động đèn.
- Nếu đã lắp bóng đèn xong mà đèn không sáng hoặc chập chờn thì rất có thể tắc te của bạn có vấn đề. Bạn cần thay tắc te mới đê có thể khởi động điện.
- Nếu bóng đèn và tắc te của bạn đều sử dụng mới mà khi lắp bóng đèn không sáng thì khả năng cao là chấn lưu đã hỏng và bạn cần thay chấn lưu mới.
Như vậy bạn đã có thể nắm bắt được các thông tin chi tiết nhất về bóng đèn huỳnh quang cũng như cách xử lý khi bóng đèn xuất hiện các lỗi thường gặp. Hi vọng bài viết đã có thể hỗ trợ bạn đúng lúc và giúp bạn xử lý được nhiều trường hợp liên quan đến đèn huỳnh quang.