Hướng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng đơn giản

Đồng hồ vạn năng là thiết bị hữu dụng được dùng phổ biến trong các công trình xây dựng, công trình điện,… ; Đặc biệt, với những ai đang làm trong ngành điện, điện tử, đồng hồ đo điện đã vô cùng phổ biến; đáp ứng tối đa nhu cầu kiểm tra, sửa chữa điện, nghiên cứu hay chế tạo của con người. Vậy đồng hồ vạn năng là gì? Có mấy loại đồng hồ vạn năng? Đồng hồ vạn năng đo được đại lượng nào? Thành phần chính Đồng hồ vạn năng VOM. sử dụng đồng hồ vạn năng như thế nào?

Tìm hiểu đồng hồ vạn năng

Đồng hồ vạn năng VOM là thiết bị đo kiểm không thể thiếu đối với bất kỳ một kỹ thuật viên sửa chữa điện nào.

Đồng hồ vạn năng tiếng anh là gì? Đồng hồ vạn năng có ký hiệu là gì? 

Đồng hồ vạn năng tiếng anh là Multimeter, đồng hồ VOM (Volt- Ohm- Miliammeter). Về thiết kế đồng hồ đo điện giống như một chuyển động của đồng hồ thông thường có thể được thực hiện như một đồng hồ vôn kế, ampe kế. Hoặc đồng hồ đo điện đơn giản bằng cách kết nối nó với các mạng điện trở bên ngoài khác nhau.

Đồng hồ vạn năng tiếng anh là gì

Đồng hồ vạn năng để đo độ dài, chúng ta sử dụng thước đo. Hay để đo thời gian, ta sử dụng đồng hồ. Còn để đo lường đặc tính của điện, ta sử dụng đồng hồ vạn năng. Không chỉ vậy, nó còn tích hợp nhiều tính năng để đo các thông số quan trọng khác của các thiết bị, linh kiện điện.

Các đại lượng cơ bản: V – A – Ω

Trong đó:

  • DCV: đo điện áp xoay chiều có 7 thang đo, từ 0,1V đến 1000V.
  • DC.mA: Đo dòng điện 1 chiều, có 4 thang đo, từ 50mA đến 250mA.
  • AC.V: Đo điện áp xoay chiều, có 4 thang đo, từ 10V đến 1000V.
  • AC 15A: Đo dòng điện xoay chiều đến 15A.
  • Đo điện trở, có 4 thang đo, từ X1Ω đến X 10kΩ.

Đồng hồ vạn năng đo được đại lượng nào?

Đồng hồ vạn năng là thiết bị điện tử đo điện đa chức năng. Đồng hồ vạn năng là loại thiết bị có khả năng đo nhiều giá trị khác nhau, tùy thuộc vào model.

Đồng hồ vạn năng đo được đại lượng nào

Hơn hết chúng có thể được dùng để kiểm tra tính liên tục hay các kiểm tra đơn giản để xác nhận rằng mạch điện đã hoàn thiện. Đối với các loại đồng hồ vạn năng hiện đại hơn chúng có thể kiểm tra tất cả các giá trị sau:

  • Điện áp xoay chiều( hay dòng điện xoay chiều) và cường độ dòng điện
  • Điện áp và dòng điện một chiều
  • Điện trở
  • Điện dung
  • Decibel
  • Chu kỳ
  • Tần số
  • Độ tự cảm
  • Nhiệt độ C hoặc F

Một số phụ kiện hay cảm biến đặc biệt có thể được gắn thêm vào một số đồng hồ vạn năng để có thể đo thêm những giá trị khác, chẳng hạn như:

  • Mức độ ánh sáng
  • Độ axit
  • Độ kiềm
  • Tốc độ gió
  • Độ ẩm tương đối

Ưu nhược điểm

Ưu điểm của đồng hồ là đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện, thấy được sự phóng nạp của tụ điện , tuy nhiên đồng hồ này có hạn chế về độ chính xác và có trở kháng thấp khoảng 20K/Vol do vây khi đo vào các mạch cho dòng thấp chúng bị sụt áp.

Thành phần chính Đồng hồ vạn năng VOM

Cấu tạo bên ngoài của đồng hồ vạn năng :

Thành phần chính Đồng hồ vạn năng VOM

+ Núm xoay: Núm xoay có trên đồng hồ vạn năng thường được sử dụng để điều chỉnh chế độ mà bạn muốn đo. Ngoài ra chúng còn có thể sử dụng để bật hoặc tắt dụng cụ.

+ Dây cáp đo: Thường sẽ bao gồm 2 sợi dây một sợi màu đen và một sợi màu đỏ. Sợi màu đỏ thường tượng trưng cho cực dương và ngược lại sợi màu đen tượng trưng cho cực âm. Đối với một số loại đồng hồ vạn năng chúng sẽ có thêm khả năng kiểm tra nhiệt độ. Do vậy thường sẽ có thêm một sợi dây cáp nhiệt độ loại K, chúng có thể được cắm trực tiếp vào lỗ chung hay lỗ điện áp hoặc lỗ chuyên dụng dành riêng. Đầu dò của cáp có một cảm biến rất nhỏ.

+ Lỗ cắm: Lỗ cắm là chỗ được dùng để cắm các dây cáp vào đồng hồ vạn năng. Tuy nhiên thường có nhiều hơn 2 lỗ trên đồng hồ bởi cáp dương màu đỏ sẽ cần lỗ khác nhau khi đo cường độ dòng điện và điện áp. Đa phần lỗ điện áp thường được sử dụng cho hầu hết các ứng điện trở, tần số hay điện dung. Do vậy chúng có thể có nhiều hơn một lỗ cắm dành cho các mức độ hoặc đơn vị khác nhau của đồng hồ.

+ Màn hình: Màn hình trên đồng hồ thường là loại LCD, để chúng có thể hiển thị được giá trị số được được, ngoài ra còn có thêm đơn vị đo.

Các ký hiệu của đồng hồ vạn năng

Ký hiệu Ý nghĩa
Nội trở của đồng hồ: 20 KΩ /VDC 9KΩ/VDC
Kí hiệu đo cả dòng xoay chiều và một chiều
┌┐ hoặc →: Phương đặt đồng hồ nằm ngang
┴ hoặc ↑: Phương đặt đồng hồ thẳng đứng
Phương đặt xiên góc (thường là 450)
Điện áp thử cách điện: 5 KV
Bảo vệ bằng cầu chì và diode
DC.V (Direct Current Voltage): Thang đo điện áp một chiều.
AC.V (Alternating Current Voltage): Thang đo điện áp xoay chiều.
DC.A (Direct Current Ampe): Thang đo dòng điện một chiều.
AC.A (Alternating Current Ampe): Thang đo dòng điện xoay chiều
Ω: Thang đo điện trở
0Ω ADJ (0Ω Adjust): Chỉnh không ôm (chỉnh điểm không động)
COM (Common): Đầu chung, cắm que đo có màu đen
(+) : Đầu đo dương
OUTPUT
cắm que đo có màu đỏ trong trường hợp đo điện áp thuần xoay chiều
AC15A
cắm que đo có màu đỏ trong trường hợp đo dòng xoay chiều lớn cỡ A

Ứng dụng của đồng hồ vạn năng đo điện

Đồng hồ vạn năng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ nghiên cứu khoa học, lắp ráp thiết bị điện tử,.. cho đến ứng dụng thực tế trong sản xuất. Tùy theo nhu cầu sử dụng, mà người dụng sẽ lựa chọn loại đồng hồ vạn năng phù hợp.

Ứng dụng trong nghiên cứu

Với sự phát triển công nghệ ngày này, trong các cuộc nghiên cứu vật lý về dòng điện, đồng hồ vạn năng là thiết bị rất quan trọng. Đây là thiết bị giúp nhà nghiên cứu biết chính xác thông số của dòng điện, nhận biết đâu là dòng điện một chiều hoặc dòng điện hai chiều.

Do đó, các nhà nghiên cứu có thể tiến hành thử nghiệm nhiều cuộc khảo sát để lấy có kết quả chính xác mà không tốn nhiều thời gian.

Ứng điện trong ngành thiết bị điện tử

Những người làm trong ngành thiết bị điện tử rất “ưu ái” thiết bị này bởi nó rất tiện tiện dụng trong công tác kiểm tra điện và điện tử. Máy hiện thị chính xác kết quả trực tiếp trên màn hình LCD một cách nhanh nhất, chính xác nhất. Giúp người dùng điều chỉnh được các thông số của cuộn cảm, kiểm tra lắp đặt mạch điện hiệu quả

Không chỉ có thế, đồng hồ vạn năng mang lại rất nhiều tiện dụng cho kỹ sư điện tử có thể đo được dao động cho ở tần số thấp, điều chỉnh mạch điện của radio, đồng thời làm bộ kiểm tra điện thoại và mạch điện ô tô.

Ứng dụng trong sản xuất

Trong lĩnh vực sản suất, đồng hồ vạn năng giúp xác định nguồn năng lượng tốt cho quá trình sản xuất, lưu giữ được các số đo giữ hiệu điện thế, biết được nhiệt độ nào thích hợp cho cây trồng và gia sức bằng cách đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt.

Nhưng để hỗ trợ hiệu quả cho quá trình nghiên cứu, lắp ráp thiết bị điện tử và sản xuất ứng dụng, thì người dùng phải biết chọn phân phối chính hãng để sở hữu được một chiếc đồng hồ vạn năng tốt.

Có mấy loại đồng hồ vạn năng

Hiện nay, đồng hồ vạn năng được phân làm 2 loại thông dụng: đồng hồ vạn năng chỉ thị kim và đồng hồ vạn năng điện tử.

Đồng hồ vạn năng chỉ thị kim

Sản phẩm này ra đời trước và đã dần bị thay thể bởi đồng hồ vạn năng điện tử. Bộ phận chính của đồng hồ vạn năng chỉ thị kim là một Gavanô kế. Đồng hồ vạn năng chỉ thị kim thường chỉ thực hiện đo các đại lượng điện học cơ bản là cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở. Hiển thị kết quả đo được thực hiện bằng kim chỉ trên một thước hình cung.

Đồng hồ vạn năng chỉ thị kim

Đồng hồ vạn năng kim này có thể không cần nguồn điện nuôi khi hoạt động trong chế độ đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế.

Nếu chỉ đo thông mạch hay kiểm tra sự phóng nạp của tụ điện thì bạn chỉ cần sử dụng loại đồng hồ vạn năng kim vì giá thành rẻ hơn nhiều.

Đồng hồ vạn năng điện tử

Đồng hồ vạn năng điện tử còn gọi là vạn năng kế điện tử là một đồng hồ vạn năng sử dụng các linh kiện điện tử chủ động, và do đó cần có nguồn điện như pin. Dây là loại đồng hồ vạn năng thông dụng và được sử dụng rộng rãi hiện nay nhằm phục vụ cho công tác kiểm tra điện và điện tử.

Đồng hồ vạn năng điện tử

Kết quả của phép đo thường được hiển thị trên một màn tinh thể lỏng nên đồng hồ còn được gọi là đồng hồ vạn năng điện tử hiện số.

Ưu điểm: hiển thị nhiều kết quả đo đồng thời nhanh chóng và chính xác qua màn hình điện tử. Ngoài 4 chức năng chính (như đã nêu) thì 1 số loại đồng hồ vạn năng điện tử còn có khả năng đo tụ điện, điện trở, tần số, độ dẫn điện.

Hướng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng

Hướng dẫn đo điện áp xoay chiều

Sử dụng đồng hồ vạn năng đo áp AC

Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang AC, để thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc. Ví dụ nếu đo điện áp AC220V ta để thang AC 250V, nếu ta để thang thấp hơn điện áp cần đo thì đồng hồ báo kịch kim, nếu để thanh quá cao thì kim báo thiếu chính xác.

* Chú ý – chú ý :

Tuyệt đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo vào điện áp xoay chiều => Nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay lập tức !

Để nhầm thang đo dòng điện, đo vào nguồn AC => sẽ hỏng đồng hồ

Để nhầm thang đo điện trở, đo vào nguồn AC=> sẽ hỏng các điện trở trong đồng hồ

* Nếu để thang đo áp DC mà đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ không báo, nhưng đồng hồ không ảnh hưởng .

Để thang DC đo áp AC đồng hồ không lên kim tuy nhiên đồng hồ không hỏng

Hướng dẫn đo điện áp một chiều DC bằng đồng hồ vạn năng

Khi đo điện áp một chiều DC, ta nhớ chuyển thang đo về thang DC. Khi đo ta đặt que đỏ vào cực dương (+) nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn, để thang đo cao hơn điện áp cần đo một nấc. Ví dụ nếu đo áp DC 110V ta để thang DC 250V, trường hợp để thang đo thấp hơn điện áp cần đo => kim báo kịch kim, trường hợp để thang quá cao => kim báo thiếu chính xác.

Dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp một chiều DC

* Trường hợp để sai thang đo :

Nếu ta để sai thang đo, đo áp một chiều nhưng ta để đồng hồ thang xoay chiều. Thì đồng hồ sẽ báo sai, thông thường giá trị báo sai cao gấp 2 lần giá trị thực của điện áp DC. Tuy nhiên đồng hồ cũng không bị hỏng .

Để sai thang đo khi đo điện áp một chiều => báo sai giá trị.

* Trường hợp để nhầm thang đo

Chú ý – chú ý : Tuyệt đối không để nhầm đồng hồ vào thang đo dòng điện hoặc thang đo điện trở khi ta đo điện áp một chiều (DC) , nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay !!

Trường hợp để nhầm thang đo dòng điện khi đo điện áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng !

Trường hợp để nhầm thang đo điện trở khi đo điện áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng các điện trở bên trong!

Hướng dẫn đo điện trở và trở kháng

Để đo tri số điện trở ta thực hiện theo các bước sau :

Bước 1 : Để thang đồng hồ về các thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì để thang x1 ohm hoặc x10 ohm. Nếu điện trở lớn thì để thang x1Kohm hoặc 10Kohm. => sau đó chập hai que đo và chỉnh triết áo để kim đồng hồ báo vị trí 0 ohm.

Đo kiểm tra điện trở bằng đồng hồ vạn năng

Bước 2 : Chuẩn bị đo .

Bước 3 : Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc trị số trên thang đo , Giá trị đo được = chỉ số thang đo X thang đo
Ví dụ : nếu để thang x 100 ohm và chỉ số báo là 27 thì giá trị là = 100 x 27 = 2700 ohm = 2,7 K ohm

Bước 4 : Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút , như vậy đọc trị số sẽ không chính xác.

Bước 5 : Nếu ta để thang đo quá thấp , kim lên quá nhiều, và đọc trị số cũng không chính xác.

Khi đo điện trở ta chọn thang đo sao cho kim báo gần vị trí giữa vạch chỉ số sẽ cho độ chính xác cao nhất.

Dùng thang điện trở để đo kiểm tra tụ điện

Ta có thể dùng thang điện trở để kiểm tra độ phóng nạp và hư hỏng của tụ điện. Khi đo tụ điện, nếu là tụ gốm ta dùng thang đo x1K ohm hoặc 10K ohm; nếu là tụ hoá ta dùng thang x 1 ohm hoặc x 10 ohm.

Dùng thang điện trở để đo kiểm tra tụ điện

Dùng thang x 1K ohm để kiểm tra tụ gốm

Phép đo tụ gốm trên cho ta biết :

  • Tụ C1 còn tốt => kim phóng nạp khi ta đo
  • Tụ C2 bị dò => lên kim nhưng không trở về vị trí cũ
  • Tụ C3 bị chập => kim đồng hồ lên = 0 ohm và không trở về.

Dùng thang x 10 ohm để kiểm tra tụ hoá

Ở trên là phép đo kiểm tra các tụ hoá, tụ hoá rất ít khi bị dò hoặc chập mà chủ yếu là bị khô ( giảm điện dung) khi đo tụ hoá để biết chính xác mức độ hỏng của tụ ta cần đo so sánh với một tụ mới có cùng điện dung.

  • Ở trên là phép đo so sánh hai tụ hoá cùng điện dung, trong đó tụ C1 là tụ mới còn C2 là tụ cũ, ta thấy tụ C2 có độ phóng nạp yếu hơn tụ C1 => chứng tỏ tụ C2 bị khô ( giảm điện dung )
  • Chú ý khi đo tụ phóng nạp, ta phải đảo chiều que đo vài lần để xem độ phóng nạp.

Hướng dẫn đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng

Cách 1 : Dùng thang đo dòng

Để đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng, ta đo đồng hồ nối tiếp với tải tiêu thụ và chú ý là chỉ đo được dòng điện nhỏ hơn giá trị của thang đo cho phép, ta thực hiện theo các bước sau

Bước 1 : Đặt đồng hồ vào thang đo dòng cao nhất.

Bước 2: Đặt que đồng hồ nối tiếp với tải, que đỏ về chiều dương, que đen về chiều âm.

Nếu kim lên thấp quá thì giảm thang đo

Nếu kim lên kịch kim thì tăng thang đo, nếu thang đo đã để thang cao nhất thì đồng hồ không đo được dòng điện này.

Chỉ số kim báo sẽ cho ta biết giá trị dòng điện.

Cách 2 : Dùng thang đo áp DC

Ta có thể đo dòng điện qua tải bằng cách đo sụt áp trên điện trở hạn dòng mắc nối với tải, điện áp đo được chia cho giá trị trở hạn dòng sẽ cho biết giá trị dòng điện, phương pháp này có thể đo được các dòng điện lớn hơn khả năng cho phép của đồng hồ và đồng hồ cũmg an toàn hơn.

Cách đọc trị số dòng điện và điện áp khi đo như thế nào ?

Đọc giá trị điện áp AC và DC

Cách đọc trị số dòng điện và điện áp

  • Khi đo điện áp DC thì ta đọc giá trị trên vạch chỉ số DCV.A
  • Nếu ta để thang đo 250V thì ta đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 250. Tương tự để thang 10V thì đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 10; trường hợp để thang 1000V nhưng không có vạch nào ghi cho giá trị 1000 thì đọc trên vạch giá trị Max = 10, giá trị đo được nhân với 100 lần
  • Khi đo điện áp AC thì đọc giá trị cũng tương tự. đọc trên vạch AC.10V. Nếu đo ở thang có giá trị khác thì ta tính theo tỷ lệ. Ví dụ nếu để thang 250V thì mỗi chỉ số của vạch 10 số tương đương với 25V.

Khi đo dòng điện thì đọc giá trị tương tự đọc giá trị khi đo điện áp.

Đồng hồ vạn năng giá bao nhiêu?

Giá đồng hồ vạn năng dao động từ 140.000 VNĐ – 900.000 VNĐ tuỳ thuộc vào loại đồng hồ và thương hiệu đồng hồ vạn năng.

Comments

comments

Related Posts

Add Comment

0987.026.338