Máy bơm giếng khoan là sản phẩm trở nên rất thông dụng trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Khi mà hầu hết mọi gia đình hay xí nghiệp đều sử dụng nước sạch được khai thác từ lòng đất thông qua giếng khoan hoặc giếng đào. Đối với các khu đô thị lớn thì sử dụng nước sạch nhưng đây chỉ là số lượng ít còn đa phần vẫn phải sử dụng nước giếng khoan. Và muốn khai thác được nước trong lỗ khoan cần phải sử dụng đến máy bơm. Và một trong những sự cố hay gặp nhất ‘là máy bơm giếng khoan lên nước yếu. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn thông tin chính xác nhất về máy bơm giếng khoan nhé.
Trước tiên máy bơm giếng khoan là gì?
Giếng khoan là công trình dạng hình trụ trong vỏ trái đất thường có tiết diện nhỏ và chiều sâu lớn để phục vụ các mục đích khác nhau như khai thác nước ngầm, khai thác dầu, ….
Máy bơm giếng khoan là loại máy bơm được dùng khai thác mạch nước ngầm, máy bơm nước giếng khoan. Được sử dụng để hút nước từ dưới giếng lên để phục vu cho nhu cầu sinh hoạt sản xuất.
Máy bơm giếng khoan loại nào tốt
Hiện nay trên thị trường có 2 loại máy bơm mà nhóm tư vấn kỹ thuật có nhắc đến ở phần mở đầu là máy bơm ly tâm trục ngang và máy bơm chìm giếng khoan.
Máy bơm ly tâm trục ngang
Đây là dòng máy bơm hoạt động theo nguyên tắc ly tâm và cấu tạo cánh bơm và máy bơm nằm ngang được lắp đặt trên cạn. Dòng máy bơm này thường có khả năng bơm được lưu lượng lớn hơn nhưng khả năng hút và đẩy gọi chung là cột áp lực thì kém hơn loại máy bơm chìm, và thường chỉ có 1 tầng cánh.
Máy bơm chìm
Thực chất máy bơm chìm cũng hoạt động theo nguyên tắc ly tâm nhưng sản phẩm này được thiết kế đặc biệt để thả chìm xuống giếng khoan do vậy nó có hình dạng trụ tròn và dài, Máy thường có nhiều tầng cánh ( ít nhất là 5 tầng cánh ) được bố trí dọc theo hình dạng của bơm. Các cánh bơm hoạt động ly tâm để đẩy nước lên cao. Ngược lại với máy bơm ly tâm trục ngang thì dòng máy bơm chìm có cột áp lực lớn hơn rất nhiều nhưng lưu lượng lại nhỏ.
Đường kính thân bơm được chế tạo có kích thước từ 3 – 10inch để phù hợp với các đường kính giếng khoan.
Thương hiệu máy bơm giếng khoan phổ biến tại Việt Nam
Máy bơm giếng khoan Daphovina
Đây là dòng máy bơm mang thương hiệu Daphovina Việt Nam.
Máy bơm chìm Daphovina cột áp cao được sử dụng với mục đích hút nước sạch ở ao hồ, sông suối, giếng đào nhằm phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp như tưới cây cà phê, hồ tiêu, ca cao, cây cam…, hoặc hút nước trong các hố móng công trình xây dựng hoặc thủy điện.
Máy bơm chìm Daphovina Việt Nam được thiết kế phù hợp với thổ nhưỡng và địa hình của những vùng giếng sâu có mức nước không ổn định.
Máy bơm chìm Daphovina được chế tạo từ những vật liệu, linh kiện nhập ngoại cao caaso, thiết kế theo theo chế độ làm việc lâu dài, được giải nhiệt bằng nước bơm vì thế nó sẽ cho hiệu suất cao cùng điện năng tiêu thụ thấp (chỉ khoảng 70-80% so với những loại máy bơm có cùng công suất).
Máy bơm giếng khoan Panasonic
Đây là sản phẩm rất thông dụng trong cuộc sống hiện đại. Dòng máy bơm nước giếng khoan Panasonic bao gồm máy bơm ly tâm trục ngang và máy bơm chìm.
Hiện nay có 2 sản phẩm được sử dụng nhiều nhất là : Máy bơm nước giếng Panasonic GN-125 H và GN-125 HC có thông số lần lượt là:
Moldel | Nguồn điện (V/Pha) | Công Suất | Hút Sâu (m) | Cột Áp (m) | Lưu Lượng (l/giờ) | |
W | HP | |||||
GN – 125H | 220V-50Hz | 125 | 0.17 | 14 | 33 | 1440 |
( Thông số máy bơm giếng khoan Panasonic GN-125 H)
Moldel |
Nguồn điện (V/Pha) |
Công suất (W) |
Cột Áp max (m) |
Áp suất (kg/cm2) ON-OFF |
Hút sâu |
Lưu Lượng |
Họng hút, xả |
m |
(l/phút) |
mm |
|||||
GN-125 HC |
220 |
250 |
32 |
1,1 – 1,8 |
18 |
20 |
25 – 25 |
( Thông số máy bơm giếng khoan Panasonic GN-125 HC)
Cách chọn máy bơm giếng khoan
Để lựa chọn máy bơm nước giếng khoan phù hợp chúng ta phải dựa vào 4 yếu tố chính sau.
- Loại giếng khoan,
- Chiều sâu và đường kính giếng khoan,
- Nhu cầu của đối tượng sử dụng,
- Chiều cao cần đưa nước lên.
Chúng tôi sẽ phân tích lần lượt 4 yếu tố chi tiết dưới đây.
Loại giếng khoan
Hiện nay thường có 2 loại giếng khoan thông dụng là giếng khoan có đường kính nhỏ và chiều sâu nhỏ thường sử dụng cho các hộ gia đinh và 1 loại là giếng khoan có đường kính lớn, chiều sâu lớn để phục vụ bơm cấp nước công nghiệp.
Như vậy đối với giếng khoan có đường kính và chiều sâu nhỏ ( nhỏ hơn 15 mét ) thì có thể sử dụng máy bơm ly tâm trục ngang để hút nước. Đây chính là các loại máy bơm dân dụng mà chúng ta thấy các hộ gia đình sử dụng hàng ngày. Trường hợp này có lẽ quá phổ biến và chúng tôi không phân tích kỹ mà tập trung phân tích cho trường hợp thứ 2.
Đối với giếng khoan có đường kính lớn và sâu hơn ( đường kính lớn hơn 3inch – 80mm và chiều sâu lớn hơn 15met) thì phải sử dụng tới bơm chìm giếng khoan hay còn gọi là máy bơm hỏa tiễn. Đây là giếng khoan thường sử dụng chủ yếu cho các mục đích bơm cấp nước công nghiệp có quy mô lớn và nhu cầu của đối tượng sử dụng khá lớn.
Chiều sâu và đường kính giếng khoan
Như đã nói qua ở phần trên, Đối với giếng khoan có đường kính và chiều sâu nhỏ thì chọn máy bơm ly tâm trục ngang loại dân dụng bởi loại máy bơm này có khả năng hút nước tối đa là 15 mét và đẩy cao tùy thuộc vào công suất và loại máy bơm. Còn đối với giếng khoan có chiều sâu và đường kính lớn thì phải sử dụng máy bơm thả chìm bởi vì dòng máy bơm này được thiết kế đặc biệt để thả chìm ngập trong chiều sâu của mực nước và có lực đẩy ly tâm rất cao , có thể lên đến hàng trăm mét. Thường chỉ có giếng khoan công nghiệp mới cần sử dụng đến máy bơm chìm như vậy.
Nhu cầu của đối tượng sử dụng
Đối với nhu cầu của đối tượng sử dụng nước nhỏ lẻ như hộ gia đình thì chỉ cần sử dụng giếng khoan loại nhỏ và máy bơm ly tâm loại nhỏ là có thể đáp ứng. Điều này chúng ta có thể thấy hằng ngày trong các hộ gia đình. Tuy nhiên với nhu cầu sử dụng nước lớn như tại các khu công nghiệp, nhà máy xí nghiệp, hay khu chung cư mini thì phải sử dụng đến giếng khoan lớn và máy bơm công suất lớn thì mới đáp ứng được nhu cầu. Việc lựa chọn các thông số máy bơm phụ thuộc vào nhu cầu thực tế. Để được tư vấn tốt hơn Quý khách có thể liên hệ với công ty chúng tôi theo số Hotline để được hỗ trợ tốt nhất.
Chiều cao đưa nước lên
Tùy theo khoảng cách của bể ( bồn ) chứa nước với vị trí đặt bơm mà lựa chọn loại bơm giếng khoan phù hợp. Nếu như đối với 1 căn nhà 4 – 5 tầng có thể sử dụng máy bơm ly tâm trục ngang dân dụng nhưng nếu như đưa lên 1 căn nhà tới hơn 10 tầng mà bơm hút nước trực tiếp từ giếng khoan lên thì chắc chắn phải sử dụng đến máy bơm chìm giếng khoan. Bời đặc trưng của dòng máy bơm này là có sức đẩy rất lớn nên có thể đưa cột áp lên cao. Còn việc lựa chọn thông số máy bơm như thế nào phụ thuộc vào tình hình thực tế.
Nguyên nhân và cách sửa máy bơm giếng khoan lên nước yếu
Trong quá trình sử dụng máy bơm giếng khoan, không tránh khỏi những sự cố như máy bơm nước kêu to , máy bơm lên nước yếu. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra top 7 nguyên nhân và cách khắc phục đơn giản nhất :
1/ Máy bơm chìm giếng khoan không nên nước có thể do nguồn nước bị cạn
Khi gặp nguyên nhân này người sử dụng không cần can thiệp kỹ thuật vào hệ thống bơm nước mà chờ đến khi nước dâng lên đến chiều sâu đặt bơm hoặc ông hút nước thì có thể tiếp tục sử dụng.
2/ Máy bơm giếng khoan không lên nước do sự cố lắp đặt từ máy bơm nước
Đối với các loại máy bơm nước giếng khoan đặt cạn, nguyên lý hoạt động thường là bơm ly tâm hút chân không vì vậy khi lắp đặt đường ống hút của máy bơm xuống nguồn nước cần đảm bảo kín 100% nếu có không khí thoát vào máy bơm sẽ không hút được nước. Khi mắc phải nguyên nhân này cần kiểm tra lại đường ống hút nước xem có bị vỡ, hở ở những khớp nối hay không.
Theo kinh nghiệm khi lắp đặt chỉ để một khớp nỗi duy nhất tại vị trí gần cửa hút của máy bơm để dễ dàng xử lý khi bị bở, phần còn lại sử dụng ống nước liền mạch nối đế vị trí độ sâu đã xác định.
3/ Do cánh bơm bị vỡ
Vì các máy bơm đặt cạn thường là máy bơm ly tâm với hoạt động của cánh quạt giúp hút và đẩy nước lên cao. Vì vậy bộ phân này hỏng thì không hút và đẩy được nước, khi đó cần thay thế cánh quạt mới.
4/ Do lựa chọn máy bơm không hợp lý
Khi mua hàng khách hàng không để ý đến lưu lượng và cột áp của máy bơm vì vậy sẽ mua phải máy bơm không đủ cột áp để hút nước lên. Trường hợp này cần thay thế máy bơm mới.
5/ Do nước mồi bơm không có hoặc không đủ
Sau khi lắp đặt máy bơm, người sử dụng cần đổ 1 lượng nước mồi bơm cho đầy đến của xả của máy bơm như vậy máy bơm mới hút đươc nước từ dưới sâu lên. Trong quá trình bơm, khi nước giếng bị cạn lượng nước này sẽ bị đẩy hết lên vì vậy nếu giếng cạn nước cần tháo vòi xả và mồi lại nước trước khi sử dụng lần tiếp theo.
6/ Do giếng quá sâu không thể sử dụng máy bơm đặt cạn để hút được
Hiện nay có nhiều gia đình có nhu cầu sử dụng nước lớn nên thường khoan giếng sâu hơn thông thường hoặc những khu vực có điều kiện địa chất phức tạp nên phải khoan sâu mới có nước. Trường hợp này nếu giếng khoan có mực nước tĩnh sâu hơn 30 mét mà sử dụng các loại bơm thông thường thì khó có bơm nào có thể hút được. Do vậy bạn cần nghiên cứu về loại bơm sử dụng. Có thể sử dụng bơm chìm giếng khoan là một sự lựa chọn hợp lý. hoặc phải sử dụng đến các củ hút sâu.
7/ Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác từ chính máy bơm khi mua về
Với trường hợp này Quý khách nên để nguyên và yêu cầu nhà cung cấp bảo hành không nên can thiệp vào máy bơm.
Cách mồi nước máy bơm giếng khoan không lên nước
Cửa hút nối với ống hút cắm xuống giếng hoặc bể và phải đảm bảo ngậm nước và cách đáy 50cm để không hút lên lẫn cát.
Cửa xả nối với ống xả và ta cần đổ nước mồi cho máy bơm vào vị trí này. Nếu ống xả được lắp đặt cố định thì phải thiết kế van 1 chiều vào 1 ống phụ để đổ nước vào cửa xả thông qua ống phụ này.
Chú ý đổ đầy nước và quan sát 1 chút xem nước có bị rút không. Nếu nước không bị rút đi thì cửa hút đã kín.
Trên đây là các nguyên nhân chính khiến cho máy bơm giếng khoan không lên nước mặc dù máy vẫn hoạt động. Bạn có thể sử dụng dịch vụ sửa máy bơm nước tại nhà hoặc liên hệ hotline 0987.026.338 để được tư vấn miễn phí nhé.
Tôi là Vũ Tuyền – kỹ thuật viên điện nước. Với hơn 10 năm trong nghề làm điện nước dân dụng, sửa chữa các thiết bị điện – nước như máy bơm, bồn cầu, quạt, vòi tắm – vòi chậu rửa… và chuyên nhận lắp đặt mới điện nước tại khu vực Hà Nội. Tôi và đội ngũ thợ lành nghề của Minh Hiếu đã trực tiếp thực hiện lắp đặt – sửa chữa cho rất nhiều công trình, rất nhiều thiết bị bị hư hỏng. Các loại đường ống nước từ cũ đến hiện đại đều đã được thực thi trực tiếp nhiều lần. Tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm và cách làm hiệu quả nhất đến mọi người để có thể tự khắc phục những lỗi đơn giản. Giúp tiết kiệm chi phí hơn