Hướng dẫn cách đấu aptomat 3 pha thành 1 pha tại nhà

Những năm trở lại đây, điện 3 pha được dùng rộng rãi, phổ biến hơn. Trong một số gia đình có nhiều thiết bị điện, hoặc tận dụng nguồn điện 3 pha có sẵn để dùng cho gia đình. Aptomat với chức năng bảo vệ quá tải và ngắn mạch trong hệ thống điện nên được sử dụng khá phổ biến trong các gia đình. Vấn đề đặt ra là làm sao để chuyển đổi từ điện 3 pha thành 1 pha cho các thiết bị sẵn có trong gia đình ? Và hôm nay Minh Hiếu sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách đấu aptomat 3 pha thành 1 pha đơn giản nhất nhé !

Aptomat 3 pha – aptomat 1 pha là gì?

Aptomat 3 pha – aptomat 1 pha là 2 loại thiết bị aptomat dùng để đóng ngắt mạch điện. Chúng có công dụng bảo vệ mạch điện khi quá tải, sụt áp. Đây là 2 dòng aptomat phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.

Aptomat 3 pha - aptomat 1 pha

Aptomat 3 pha – aptomat 1 pha

Như chúng ta đã biết aptomat 3 pha và 1 pha có công tác dụng ngắt điện khi dòng điện quá tải. Nhưng chúng có cấu tạo và chức năng sử dụng cho từng trường hợp hoàn toàn khác nhau.

Aptomat 3 pha: là loại aptomat so sánh dòng điện chạy qua 3 dây pha.

Aptomat 1 pha: là loại aptomat so sánh dòng điện chạy qua 2 dây mát và lửa.

Tại sao phải sử dụng aptomat chuyển đổi từ 3 pha thành 1 pha?

Về cơ bản, điện 3 pha sẽ dùng cho thiết bị điện 3 pha, điện 1 pha dùng cho thiết bị điện 1 pha.

XEM NGAY : Điện 3 pha là gì ?

Tuy nhiên giá thành cung cấp đối với điện 3 pha sẽ cao hơn tương đối so với điện 1 pha, bởi nó được xếp vào điện sản xuất kinh doanh, không phải điện sinh hoạt. Trên thực tế, rất nhiều gia đình có hệ thống điện 3 pha sẵn, lắp đặt thêm 1 chiếc ổn áp 3 pha để lấy đầu ra 220V 1 pha sử dụng cho sinh hoạt. Đây là cách làm rất tối ưu bởi tận dụng được lợi thế của nguồn cấp 3 pha.

Đối với hệ thống điện của Việt Nam được đánh giá không cao, việc tận dụng được nguồn cấp 3 pha 4 dây để sử dụng cho gia đình là điều hoàn toàn hợp lý và cần thiết.

Vì vậy chúng tôi khuyến cáo khách hàng nếu đã có sẵn đường điện 3 pha thì nên trang bị thêm 1 máy ổn áp 3 pha dùng kèm. Có thể lấy đầu ra 220V/110V để sử dụng cho sinh hoạt trong gia đình.

Thiết kế

  • Aptomat 1 pha được thiết kế nhỏ gọn thường được lắp đặt chủ yếu trong công trình dân dụng, sử dụng cho các thiết bị điện có công suất nhỏ.
  • Aptomat 3 pha thiết kế với công suất lớn được lắp đặt và sử dụng chủ yếu tại các công trình lớn: khu công nghiệp, nhà hàng, khách sạn.

Công dụng

Aptomat 1 pha và aptomat 3 pha là 2 loại aptomat được sử dụng nhiều nhất hiện nay vì nó phù hợp với các loại mang điện tiêu chuẩn quốc tế. Sau đây là công dụng và các trường hợp sử dụng 2 loại aptomat trên.

Sử dụng aptomat để hạn chế cháy chập điện gia đình

Sử dụng aptomat để hạn chế cháy chập điện gia đình

Công dụng Aptomat 1 pha

  • Điện 1 pha được sử dụng với mạng điện 1 pha được sử dụng cho sinh hoạt gia đình, công suất thiết bị nhỏ, các thiết bị không bị hao phí về điện năng nhiều. Đối với dây dẫn, sẽ có 2 dây trong đó 1 dây nóng, 1 dây lạnh, hiệu điện thế giữa 2 dây là 220V (Việt Nam).
  • Công dụng: Nếu dòng điện này khác nhau quá 15mA hoặc 30mA (tùy loại) thì nó sẽ ngắt điện khỏi tải, không cho tải làm việc nữa.

Công dụng Aptomat 3 pha

  • Thông thường điện 3 pha được sử dụng cho việc truyền tải, sản xuất công nghiệp sử dụng thiết bị điện có công suất lớn để giải quyết vấn đề tổn hao điện năng. Hệ thống điện 3 pha gồm có 3 dây nóng và 1 dây lạnh, điện áp chuẩn ra 380V( Việt Nam). Có 2 cách nối điện 3 pha đó là nối hình sao và nối hình tam giác. Ngoài ra, hoàn toàn có thể sử dụng aptomat 3 pha với mạng điện gia đình.
  • Công dụng: Nếu dòng điện qua 3 dây pha có sự chênh lệch và khác nhau quá 15mA hoặc 30mA (tùy loại thì nó sẽ ngắt điện khỏi tải, không cho tải làm việc nữa) .

Có thể bạn quan tâm: Các loại Aptomat phổ biến và cách sửa

Nguyên tắc hoạt động

Aptomat 1 pha

Aptomat 1 pha hoạt động dựa trên sự so sánh về dòng điện chạy qua 2 dây mát avf dây lửa. Nếu dòng điện này khác nhau quá 15mA hoặc 30mA thì aptomat 1 pha sẽ ngắt được điện khỏi tải không cho tải làm việc nữa. Nguyên lý hoạt động của aptomat 1 pha: có 2 dây mát và dây lửa đi qua 1 biến dòng có lõi sắt hình xuyến thông thường với cuộn sơ cấp 1 vòng dây và cuộn thứ cấp vài chục vòng dây. Nguyên tắc hoạt động: dòng điện đi ra ở dây nóng và về ở dây mát và theo chiều ngược lại là chiều ngược nhau. Từ trường biến thiên sinh ra trong lõi sắt của biến dòng là chiều ngược nhau. Nếu 2 dòng điện này bằng nhau thì 2 từ trường biến thiên làm điện áp ra cuộn thứ cấp biến dòng = 0. Khi aptomat tác động thì điện áp cấp cho mạch điều khiển phải ngắt ngay nếu không sẽ bị cháy.

Aptomat 3 pha

Hoạt động của aptomat 3 pha như sau: aptomat 3 pha so sánh dòng điện chạy qua 3 dây pha. Nếu dòng điện này khác nhau quá 15mA và 30mA thì aptomat sẽ bị ngắt tải và không còn hoạt động được nữa. Đối với aptomat 3 pha đi qua tâm biến dòng.

Với sự khác biệt giữa aptomat 1 pha và aptomat 3 pha sẽ mang đến cho người tiêu dùng sự lựa chọn tuyệt vời nhất. Tùy vào nhu cầu sử dụng và lắp đặt các thiết bị aptomat mà người tiêu dùng có thể lựa chọn được thiết bị tốt nhất.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực điện dân dụng thì bạn sử dụng aptomat 3 pha chống giật để đảm bảo sự an toàn cho bạn và gia đình mình nhé.

Cách đấu aptomat 3 pha thành 1 pha

Cách đấu aptomat 3 pha thành 1 pha hoàn toàn tương tự cách đấu điện 3 pha thành 1 pha.

Cách đấu aptomat 3 pha thành 1 pha

Cách đấu aptomat 3 pha thành 1 pha

Nguyên tắc chuyển đổi cuộn dây 3 pha sang 1 pha

Thực tế thì động cơ 3 pha có thể làm việc ở lưới điện 1 pha khi bạn sử dụng tụ điện. Tụ điện này có tác dụng mở máy động cơ đạt 80% công suất định mức. Mặc dù vậy, mọi người vẫn thường áp dụng với động cơ điện 3 pha có công suất <2KW. Lúc đó, mỗi động cơ phải chọn cho mình 1 sơ đồ và trụ số tụ điện phù hợp với các yêu cầu dưới đây:

  • Lượng điện áp định mức (hiệu điện thế) trên cuộn dây không đổi.
  • Đặt 1 trong 2 cuộn dây pha sang cuộn làm việc, cuộn còn lại chuyển thành cuộn khởi động.
  • Trị số tụ điện lựa chọn đảm bảo tiêu chí góc lệch pha giữa dòng điện cuộn làm việc và khởi động phải đạt 900.

Kết nối tụ thường trực với động cơ khi đấu aptomat 3 pha thành 1 pha

Động cơ điện 3 pha thường được kết nối chủ yếu theo 2 cách đó là hình sao và hình tam giác. Vì vậy để đơn giản trong việc thực hiện cách chuyển đổi động cơ 3 pha sang 1 pha. Các bạn chỉ cần 1 tụ điện thường trực sử dụng động cơ 3 pha hoạt động với điện áp 1 pha. Bên cạnh đó, bạn cũng nên trang bị kiến thức về cách đảo chiều quay động cơ, ước lượng và tính toán điện dung của tụ điện phù hợp với các thiết bị của mình.

Kết nối tụ thường trực với động cơ đấu hình tam giác

Các bạn chỉ cần lắp đặt tụ điện giống như hình vẽ dưới đây.

Cách đấu nối điện 3 pha thành 1 pha hình tam giác

Cách đấu nối hình tam giác

Kết nối tụ với động cơ điện đấu theo hình tam giác

Trong đó ký tự * có ý nghĩa là thay đổi giữa đầu nối sao của tụ điện để đảo chiều quay của động cơ.

Kết nối tụ điện với động cơ đấu hình sao

Cũng tương tự như động cơ hình tam giác, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn của hình vẽ dưới đây:

Cách đấu nối điện 3 pha thành 1 pha hình sao

Cách đấu nối điện 3 pha thành 1 pha hình sao

Ký tự * tức là thay đổi giữa đầu nối của tụ điện cho phép đảo chiều quay động cơ.

Kết nối tụ thường trực với động cơ đấu hình sao

Cách chọn tụ thường trực phù hợp

Công việc lựa chọn tụ thường trực đóng vai trò quan trọng trong việc thiết bị điện của bạn chưa có lượng điện dung phù hợp. Nếu như qua loa trong việc này sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của động cơ, thậm chí có thể dẫn tới tình trạng cháy nổ cuộn dây nối mà bạn lựa chọn.

Khi đó, nếu không có những kiến thức hữu ích để sửa chữa điện 3 pha. Hãy liên hệ ngay tới hotline của thợ sửa chữa điện gia đình để khắc phục tình trạng này nhanh chóng.

Hotline tư vấn miễn phí 24/7 : 0987.026.338

Comments

comments

Related Posts

Add Comment

0987.026.338