Lavabo (chậu rửa mặt) là một trong những thiết bị quen thuộc không thể thiếu trong nhà tắm hiện nay. Tuy nhiên, trên thị trường hiện có rất nhiều loại lavabo, bạn không biết loại nào sẽ phù hợp với nhà tắm của mình. Và cách lắp ra sao để tiết kiệm và thẩm mỹ nhất. Vì thế nội dung dưới đây, điện nước Minh Hiếu xin chia sẻ với bạn cách lựa chọn, cách lắp đặt chậu rửa mặt lavabo chi tiết và đơn giản nhất nhé!
Trước tiên lavabo là gì? Có bao nhiêu loại lavabo chậu rửa?
Lavabo là gì?
Lavabo hay còn gọi là bồn rửa mặt, chậu rửa mặt, Lavabo rửa mặt, bệ rửa mặt, chậu rửa tay, Lavabo rửa tay hay bồn rửa tay. Đây là thiết bị quen thuộc trong các phòng tắm, nhà vệ sinh hiện đại.
Phần trên Lavabo thường được thiết kế một chiếc vòi nối với hệ thống cấp nước, bên dưới là phần chứa nước, có lỗ thoát.
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của quý khách hàng các thương hiệu thiết bị vệ sinh đã tung ra nhiều mẫu chậu rửa mặt khác nhau. Tùy thuộc vào không gian, thiết kế phòng tắm của gia đình để lựa chọn một kiểu dáng phù hợp.
Căn cứ vào chất liệu, thiết kế , chức năng thì chậu rửa mặt có thể phân chia thành các loại như sau:
Chất liệu lavabo
Thông thường, chậu rửa mặt đa dạng chất liệu, từ sứ cho đến đá. Chậu lavabo rất đa dạng, phong phú về cả kiểu dáng và loại sản phẩm. Chính bởi vậy, mỗi gia chủ khi lắp đặt cho không gian nhà tắm của mình cần lưu ý trong việc bày trí và lựa chậu rửa mặt kèm vòi lavabo cho phù hợp.
Thiết kế
Chậu lavabo thường được chia thành hai loại cơ bản: lavabo âm bàn, lavabo để bàn và lavabo treo tường.
Chậu rửa mặt lavabo treo tường
Với thiết kế đơn giản, nhỏ gọn. Với khối vuông cứng cáp, khối tròn bo góc mềm mại. Cùng nhiều kiểu dáng khác nhau như có chân ngắn, chân dài, không có chân… Khách hàng có thể lựa chọn lắp đặt theo nhu cầu sử dụng.
Lavabo treo tường mang đến ưu điểm phù hợp với mọi không gian phòng tắm. Đảm bảo được việc tiết kiệm chi phí bởi việc lắp đặt rẻ, thời gian lắp đặt nhanh.
Chậu rửa lavabo âm bàn
Chậu rửa mặt âm bàn sẽ có vành chậu bên trên gọi là chậu rửa âm bàn dương vành. Là loại chậu có phần hố âm dưới mặt bàn, nhưng có vành vẫn nổi lên trên. Tạo lên một điểm nhấn độc đáo đầy tính thẩm mỹ.
Chậu lavabo âm bàn âm vành (âm toàn phần). Đây là kiểu chậu mà cả vành chậu và hố chậu đều âm xuống dưới so với mặt phẳng của bàn. Thường có phần nhã nhặn, tinh tế.
Chậu rửa mặt lavabo để bàn
Là loại bồn rửa mặt được đặt nổi hoàn toàn lên bề mặt của bàn đá. Rất nổi bật và bắt mắt. Vì làm nổi hoàn toàn, nên đa phần bồn dương bàn đều có kiểu dáng rất đẹp. Tinh tế và thực sự chinh phục được khách hàng có tính thẩm mỹ cao.
Kiểu chức năng: thì phân thành loại chậu rửa đơn, chậu rửa liền bàn và chậu rửa liền tủ.
Tiêu chuẩn kích thước lắp đặt chậu rửa mặt lavabo
Có rất nhiều thương hiệu sản xuất lavabo như Toto, Inax, American Standard, Ceasar, Kohler…mỗi thương hiệu sẽ có các quy cách khác nhau, nhưng thông thường chỉ chênh lệch nhau vài cm. Cái chúng ta quan tâm ở đây chính là kích thước & chiều cao của lavabo để bố trí ống cấp thoát nước hợp lý. Hạn chế tối đa trường hợp hệ thống nước bị rò rỉ gây ra những sự cố không mong muốn.
Chiều cao lắp đặt lavabo
Chiều cao tiêu chuẩn của lavabo tính từ mặt đất lên là 800, đối với người cao từ 1,75m trở lên thì chiều cao lavabo là từ 850-900 mm.
Tại Việt Nam thì chiều cao đặt Lavabo (từ mặt sàn đến mặt chậu) phù hợp :
- Đối với người lớn: 0.7 đến 0.85m
- Đối với trẻ em: 0.5 đến 0.6m.
Kích thước & chiều cao lắp đặt các loại lavabo thông dụng
Lavabo treo tường
Đây là loại lavabo phổ biến nhất, có cả lavabo góc đối với không gian nhà vệ sinh nhỏ.
– Kích thước lavabo (R x S x C) : 500 x 430 x 190 (mm).
– Chiều cao gắn ống xả chờ âm tường tính từ sàn hoàn thiện lên đến tim lỗ co răng trong là 510 mm.
– Chiều cao gắn ống cấp nước lạnh và nóng chờ âm tường tính từ sàn hoàn thiện lên đến tim lỗ co đồng d=21 răn ngoài là 620 mm.
Lavabo âm bàn
– Đây là loại lavabo đặt âm trên mặt bàn đá, thường là đá granite có bề mặt rộng tối thiểu là 600. Nếu không gian nhà vệ sinh rộng thì đặt loại này trông khá đẹp mắt vì giấu được ống xả và có thể lắp tủ bên dưới để đựng đồ. Hoặc có thể lắp mặt dựng đá granite có chiều cao là 200 đủ để che ống xả và có tỉ lệ hợp lý đối với mặt bàn.
– Kích thước lavabo (R x S x C) : 580 x 480 x 200 (mm).
– Chiều cao gắn ống xả chờ âm tường tính từ sàn hoàn thiện lên đến tim lỗ co răng trong là 500 mm
– Chiều cao gắn ống cấp nước lạnh và nóng chờ âm tường tính từ sàn hoàn thiện lên đến tim lỗ co đồng d=21 răn ngoài là 620 mm.
Lavabo để bàn bằng sứ
Đây là loại lavabo đặt nổi trên mặt bàn đá granite.
– Kích thước lavabo (R x S x C) : 500 x 500 x 155 (mm).
– Chiều cao gắn ống xả chờ âm tường tính từ sàn hoàn thiện lên đến tim lỗ co d=34 chờ là 510 mm.
– Chiều cao gắn ống cấp nước lạnh và nóng chờ âm tường tính từ sàn hoàn thiện lên đến tim lỗ co đồng d=21 răn ngoài là 620 mm.
– Khoảng cách A trong hình là tùy từng model sẽ có khoảng cách khác nhau.
Cách lắp đặt chậu rửa mặt lavabo
Bình thường mỗi khi lắp đặt hoặc thay thế lavabo bạn thường nhờ đến thợ lắp đặt và sửa đường nước. Nhưng nay, chỉ với 1 số bước đơn giản. Bạn hoàn toàn có thể tự lắp đặt 1 cách đúng chuẩn nhất.
Cách lắp đặt lavabo chậu rửa âm bàn đá
Do cơ cấu thiết kế đặc biệt nên cách lắp đặt chậu âm bàn đá nói riêng & lắp đặt lavabo âm bàn khá phức tạp. Bởi vì, việc đục khoét chậu rửa âm bàn đá sẽ khó khăn hơn so với việc đục khoét chậu rửa âm bàn gỗ.
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Trước khi tiến hành cách lắp đặt chậu rửa mặt Lavabo âm bàn đá hay gỗ. Bạn cần chuẩn bị: Kìm, tua vít, cờ lê mỏ lết, thước dây, băng tan, máy cắt, máy khoan, phấn hoặc bút màu.
Bước 2: Xem bản vẽ kỹ thuật
Việc xem bản vẽ kỹ thuật là vô cùng cần thiết để nắm rõ các thông số quan trọng. Giúp việc lắp đặt Lavabo trở nên nhanh chóng, chính xác hơn.
Bước 3: Lấy dấu, cắt biên dạng vị trí đặt chậu
Đặt tờ giấy hướng dẫn cách lắp đặt chậu rửa mặt Viglacera, Inax, Caesar, ToTo … lên vị trí phù hợp trên mặt bàn. Dùng phấn hoặc bút màu để lấy dấu theo khuôn chậu rửa in trên tờ giấy hướng dẫn.
Bỏ tờ giấy ra, dùng máy cắt tạo lỗ theo khuôn dạng đã lấy dấu.
Bước 4: Lắp bulông vào thân chậu
Lật ngược chậu lên, bên dưới sẽ có 2 chiếc lỗ.
Thực hiện đặt bulông vào lỗ, quay bulông 90 độ, rồi dùng 2 đai ốc để cố định các phận với nhau.
Bước 5: Lắp đặt chậu rửa mặt âm bàn
Đặt chậu Lavabo vào vị trí đã tạo lỗ trước đó. Điều chỉnh vị trí sao cho 2 bulông bắt với chậu phải khớp với 2 lỗ trên bàn.
Dùng hai đai ốc bán kèm thiết bị siết thật chặt cố định chậu vào bàn.
Bước 6: Lắp ống thoát nước Lavabo vào vòi nước
Ở bước này, bạn chỉ cần lắp ống thải và vòi nước vào đúng vị trí quy định. Dùng cờ lê mỏ lết vặn chặt cho đến khi các điểm ghép nối thật khít với nhau.
XEM NGAY :Cách lắp vòi nước lavabo đơn giản
Bước 7: Lắp ống thải, dây cấp nước vào vị trí ống chờ
- Lắp ống thải vào vị trí ống chờ thải
- Lắp dây cấp nước vào vị ống chờ cấp
- Dùng băng tan quấn quanh các vị trí có ren để tránh rò rỉ nước.
Bước 8: Lắp phần chân bồn của Lavabo âm bàn
Đây là bước cuối cùng trong cách lắp đặt chậu rửa mặt Lavabo âm bàn đá nói riêng, Lavabo âm bàn nói chung. Phần chân bồn sẽ có tác dụng giữ bồn chặt hơn, đồng thời che đi các phụ kiện rườm rà bên trong, tăng tính thẩm mỹ cho thiết bị.
Lắp đặt lavabo để bàn
Cách lắp đặt bồn rửa mặt đặt bàn có nét tương đồng với cách lắp đặt chậu rửa mặt âm bàn đá Caesar, ToTo, Viglacera, Inax … Đó là đều phải đục khoét mặt bàn, tuy nhiên với Lavabo để bàn thì thao tác đơn giản hơn.
Bước 1 : Chuẩn bị
Bạn hãy chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho quá trình lắp đặt như: kéo, máy khoan, thước dây, keo silicon, tua vít, băng tan, cờ lê.
Bước 2 : Xem bản vẽ kỹ thuật và lấy dấu vị trí
Bạn đặt tờ giấy biên lắp đặt chậu được đi kèm sản phẩm lên trên bề mặt đá. Dùng bút lông để kẻ sẵn theo khuôn này. Bạn cần kẻ chi tiết và tỉ mỉ, đảm bảo đường kẻ không bị lệch để việc lắp đặt chuẩn xác nhất.
Bước 3: Lắp đặt vòi vào sứ theo đúng vị trí bản vẽ thiết kế
Chọn vị trí phù hợp trên mặt bàn, đục khoét theo khuôn dạng của tờ hướng dẫn.
Bước 4 : Lắp đặt lavabo để bàn
+ Đặt chậu vào vị trí đã đục khoét, khi đặt phải căn để hai bulông bắt với chậu trùng khớp với hai lỗ đục sẵn trên bàn.
+ Cố định chậu với mặt bàn bằng đai ốc.
+ Lắp vòi vào ống xả.
+ Lắp móc và cố định lên bàn.
+ Lắp vòi lên bàn đá.
Bước 5: Lắp dây cấp nước và ống xả
Sau khi lắp dây cấp nước và ống xả xong, có thể dùng keo silicon để trám khe hở giữa lavabo và mặt bàn. Ngăn hiện tượng rò rỉ nước khi sử dụng.
Cách lắp đặt lavabo treo tường
Cách lắp đặt chậu rửa mặt treo tường có chân lửng hay chân ngắn đều có thể thực hiện tuần tự theo 8 bước vì cấu tạo của chúng giống nhau, gồm các phận: Chậu, chân, gá chậu, ốc vít.
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Bao gồm khoan, kìm, tuốc nơ vít, cờ lê, li vô và thước dây.
Bước 2: Cố định gá chậu
Thông thường chậu Lavabo có móc treo bằng sắt đi kèm. Bạn định vị móc treo và khoan bắt lên tường sao cho khi treo chậu Lavabo lên chiều cao cách sàn nhà vệ sinh trong khoảng từ (80-85) cm.
Bước 3: Lấy dấu
Nên nhớ đánh dấu vị trí của chúng thật cân bằng, dùng vít nở đúng kích cỡ bắt chúng lên tường rồi đặt chậu Lavabo lên. Hầu hết các chậu Lavabo đều có thêm 2 lỗ 2 bên để khoan bắt vít định vị chống dịch chuyển trong qua trình sử dụng, và bạn cũng phải làm bước này. Nếu là chậu đặt bàn đá thì ta phải lắp bàn đá trước.
Sau đó cần kiểm tra lại độ phẳng bằng thước li – vô. Nếu chưa thật sự phẳng có thể kê thêm bằng những miếng cao su mỏng sau đó siết vừa tay 2 vít định vị.
Bước 4: Lắp đặt vòi Lavabo
Vệ sinh hệ thống đường cấp nước bằng cách mở van tổng và các van nhánh để nước chảy tự do trong vòng 5 phút để các cặn xi, vữa, keo. Trong quá trình thi công còn dính bên trong đường ống thoát ra ngoài tránh tắc sau này.
- Lắp miếng vòng gioăng cao su vào thân vòi;
- Đặt vòi Lavabo vào lỗ chời có sẵn trên mặt chậu;
- Lắp tấm đệm cao su và đệm định vị vào chân vòi phí dưới chậu;
- Lắp đai ốc vào bu lông định vị và siết chặt.
Bước 5 : Lắp dây cấp
Sau khi siết chặt thân vòi lên chậu lắp dây cấp nước lạnh – nóng tương ứng với đường cấp nước cho vòi ( lưu ý phải có gioăng cao su) siết vừa tay tránh quá mạnh vỡ đai ốc .
Đầu dây cấp cấp còn lại đấu vào nguồn nước nóng – lạnh tương ứng với một lực vừa đủ chắc ( sau khi đã lắp kép chắc chắn).
Bước 6 : Lắp đầu xi phông, đuôi xi phông
Tháo bu lông và gioăng phia dưới ra khỏi đầu xi phông sau đó đặt vào lỗ thoát nước của chậu Lavabo.
Lắp gioăng và bu lông từ phía dưới lavabo vào đầu xi phông siết chặt.
Lắp đuôi xi phông ( loại chữa P, ống ruột gà, ….) vào đầu xi phông và đường nước thoát sao cho ống thải ngang vuông góc với đường nước thoát trong tường.
Mở van nước tổng, mở vòi Lavabo kiểm tra độ kín của các bên nước nóng – lạnh và các điểm ghép nối xi phông .
Bước 7: Tra keo chuyên dụng vào khu vực tiếp xúc với tường để tăng tính liên kết
Dùng keo silicon trám những khe hở Chậu Lavabo và tường hoặc giữa chậu Lavabo và bàn đá. Nếu vòi nước là loại gắn vào bồn thì nên dùng cờ lê vặn thật chặt vào mặt chậu.
Bước 8: Lắp chân chậu Lavabo
Chân này vừa có tác dụng trang trí, che những phụ kiện phía bên trong , thao tác sao cho chân chậu ôm sát với chậu Lavabo để vừa có tác dụng giữ chậu Lavabo chặt thêm. Chiếc chậu Lavabo mới đã được lắp đặt xong, bạn có thể đưa vào sử dụng ngay được , chậu đặt bàn thì không phải thực hiện bước này.
Trên đây là chi tiết cách lắp các loại lavabo phổ biến hiện nay. Nếu có khó khăn trong quá trình lựa chọn và lắp đặt lavabo hay các thiết bị vệ sinh khác như lắp đặt bồn cầu, bồn tắm. Hãy liên hệ hotline của điện nước Minh Hiếu để được hỗ trợ ngay nhé.
Hotline tư vấn miễn phí 24/7 : 0987.026.338
Tôi là Vũ Tuyền – kỹ thuật viên điện nước. Với hơn 10 năm trong nghề làm điện nước dân dụng, sửa chữa các thiết bị điện – nước như máy bơm, bồn cầu, quạt, vòi tắm – vòi chậu rửa… và chuyên nhận lắp đặt mới điện nước tại khu vực Hà Nội. Tôi và đội ngũ thợ lành nghề của Minh Hiếu đã trực tiếp thực hiện lắp đặt – sửa chữa cho rất nhiều công trình, rất nhiều thiết bị bị hư hỏng. Các loại đường ống nước từ cũ đến hiện đại đều đã được thực thi trực tiếp nhiều lần. Tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm và cách làm hiệu quả nhất đến mọi người để có thể tự khắc phục những lỗi đơn giản. Giúp tiết kiệm chi phí hơn