Cách Đấu Công Tắc 3 Cực An Toàn Chuẩn Kỹ Thuật Nhất

Hiện nay việc sử dụng công tắc 3 cực ngày càng được ứng dụng cao trong sinh hoạt và sản xuất. Loại thiết bị điện này vẫn có những lợi thế riêng của nó khi lắp đặt cùng các thiết bị khác trong gia đình.

Bài viết hi vọng có thể là một “bách khoa toàn thư mini” về công tắc 3 cực giúp mọi người hiểu rõ hơn về thiết bị này.

Tổng quan về công tắc 3 cực

Công tắc điện 3 cực là loại công tắc mà mọi người có thể bắt gặp nhiều trong đời sống, nó rất gần gũi với sinh hoạt hàng ngày của chúng ta và sẽ rất hữu ích khi nắm bắt được những kiến thức cơ bản của loại công tắc này.

Công tắc 3 cực là gì?

Trong lĩnh vực điện công tắc 3 cực được biết đến là loại công tắc 2 chiều, thường còn được gọi là công tắc đảo chiều. Nó được sử dụng để lắp đặt 2 điểm bật tắt khác nhau trong cùng 1 thiết bị sử dụng.

Các ứng dụng thường thấy là dùng trong đèn phòng ngủ, đèn cầu thang, đèn hành lang hoặc bất kì vị trí nào mà người sử dụng muốn lắp đặt để thuận tiện nhất cho việc tắt bật các thiết bị sinh hoạt.

>>>Tham Khảo: Các loại Công tắc điện sử dụng phổ biến

công tắc 3 cực

Cấu tạo của công tắc 3 cực

Công tắc 3 cực có cấu tạo gồm là một bộ phận tiếp điện có 3 chốt: 1 cực động2 cực tĩnh dùng để chuyền nối dòng điện.

Phần cực động được thiết kế là đầu vào của nguồn điện còn cực tĩnh là đầu ra sẽ nối với thiết bị tiêu thụ điện.

công tắc 3 cực

Nguyên lý hoạt động

Công tắc 3 cực hoạt động rất đơn giản, cực thứ nhất và cực thứ hai của bộ công tắc sẽ được kết nối lần lượt với cầu trì và đèn. Khi bạn tắt hoặc mở công tắc ở hai vị trí, đèn cũng sẽ được điều khiển tắt mở dù bạn đứng ở vị trí công tắc nào mà không phải di chuyển.

Cực thứ nhất của 2 công tắc mắc nối tiếp nhau, tương tự mắc nối tiếp với cực thứ 2của 2 công tắc. Khi công tắc ở cùng một vị trí thì mạch điện sẽ kín, đèn sẽ sáng. Khi 2 công tắc ở vị trí đối nhau thì mạch sẽ hở và đèn sẽ không thể phát sáng.

công tắc 3 cực

Ký hiệu của công tắc 3 cực

Để thuận tiện cho quá trình lắp đặt và sửa chữa điện hàng ngày công tắc 3 cực có ký hiệu riêng của nó. Ký hiệu bao gồm 1 hình tròn to bên ngoài và 3 hình tròn nhỏ cách đều ở trong đại điện cho 3 chốt. Dây nối công tắc sẽ đi qua 2 cực tĩnh và dây nối thiết bị điện sẽ đi qua cực động.

công tắc 3 cực

Sự khác nhau giữa công tắc 3 cực, 2 cực và 4 cực

Các loại công tắc đều được sử dụng phổ biến cho các hoạt động điều khiển thiết bị điện trong nhà nên chúng có cấu tạo tương đối giống nhau. Tuy nhiên, điểm khác nhau nổi bật giữa chúng có thể kể đến là:

  • Công tắc 2 cực: Gồm 2 chốt, 1 cực động và 1 cực tĩnh, chỉ sử dụng để đóng ngắt một dòng điện duy nhất. Được sử dụng nhiều nhất trong các thiết bị điện.
  • Công tắc 4 cực: Gồm 3 hoặc 4 chốt tùy mục đích sử dụng, thường có chức năng chính là truyền nối dòng điện. Nhưng không được dùng phổ biến.

Các loại công tắc tuy có cấu tạo cơ bản khá giống nhau nhưng sự khác biệt nhỏ lại ảnh hưởng đến công dụng chính của chúng. Lưu ý rằng không phải loại công tắc nào cũng có thể dùng chung cho toàn bộ thiết kế điện trong nhà mà vẫn cần nghiên cứu để sử dụng loại công tắc phù hợp với chức năng của nó nhất.

công tắc 3 cực

Hướng dẫn cách đấu công tắc 3 cực chi tiết

Khi đấu công tắc 3 cực ta có 2 hình thức đấu chi tiết là đấu công tắc 3 cực điều khiển 1 bóng đèn và đấu công tắc 3 cực điều khiển 2 bóng đèn. Tùy theo nhu cầu sử dụng điện mà ta lựa chọn đấu công tắc 3 cực theo loại bóng đèn.

Đấu công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn

  • Bước 1: Xác định vị trí lắp đặt thiết bị điện, xác định vị trí đặt công tắc 3 cực và vạch dấu đường đi dây. 
  • Bước 2: Cố định công tắc điện và luồn dây điện bằng cách khoan lỗ và gắn vít.
  • Bước 3: Tiến hành lắp dây và nối các thiết bị vào bảng. Xác định được các cực của công tắc xem đâu là cực tĩnh và đâu là cực động. Nối dây các thiết bị đóng cắt, bảo vệ trên bảng điện.
  • Bước 4: Nối 2 cực tĩnh của 2 công tắc với nhau, cực động của công tắc thứ nhất và công tắc thứ 2 cùng nối vào thiết bị điện.
  • Bước 5: Nối dây dẫn từ bảng điện đến đèn và nối dây vào chân đèn. Lắp công tắc lên tường, đảm bảo mối nối kín, không hở nỗi gây nguy hểm cho người lắp.
  • Bước 6: Kiểm tra lại công tắc 3 cực xem đã hoạt động hay chưa.

công tắc 3 cực

 

Đấu công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn

Để đấu công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn ta sẽ có thay đổi cần lưu ý là không sử dụng 2 công tắc 3 cực nữa mà thay vào đó là 1 công tắc 2 cực cùng 1 công tắc 3 cực trên bảng điện.

  • Bước 1: Xác định vị trí lắp đặt thiết bị điện, xác định vị trí đặt công tắc 3 cực và vạch dấu đường đi dây.
  • Bước 2: Cố định công tắc điện và luồn dây điện bằng cách khoan lỗ và gắn vít.
  • Bước 3: Tiến hành lắp dây và nối các thiết bị vào bảng. Xác định được các cực của công tắc xem đâu là cực tĩnh và đâu là cực động. Nối dây các thiết bị đóng cắt, bảo vệ trên bảng điện.
  • Bước 4: Nối cực tĩnh thứ nhất của công tắc 3 cực vào đèn 1, cực tĩnh thứ 2 của công tắc 3 cực nối với đèn 2, cực động còn lại nối với cực tĩnh của công tắc 2 cực. Cực động của công tắc 2 cực nối với dây điện có 2 cực còn lại của cả 3 bóng đèn.
  • Bước 5: Nối dây dẫn từ bảng điện đến đèn và nối dây vào chân đèn. Lắp công tắc lên tường, đảm bảo mối nối kín, không hở nối gây nguy hiểm cho người lắp.
  • Bước 6: Kiểm tra lại công tắc 3 cực xem đã hoạt động hay chưa.

công tắc 3 cực

 

Lưu ý khi đấu công tắc 3 cực

Đấu điện là một hoạt động đòi hỏi chuyên môn cao và cần rất cẩn thận trong quá trình thực hành. Một số lưu ý giúp bạn đấu công tắc 3 cực an toàn và hiệu quả hơn:

  • Kiểm tra kỹ các thiết bị, dây dẫn, công tắc trước khi tiến hành lắp đặt.
  • Không lắp đặt ở những nơi có nước hoặc có dấu hiệu ẩm ướt.
  • Lắp đặt ở khoảng cách cao 1.5m so với mặt đất.
  • Dây dẫn điện đi trên tường hay âm tường phải có ống bảo vệ.
  • Ngắt cầu dao để đảm bảo an toàn  trước khi kết nối mạch vào nguồn điện.

công tắc 3 cực

 

Các loại công tắc 3 cực phổ biến trên thị trường

Công tắc hãng Panasonic

Panasonic là hãng thương hiệu điện tử được ưa chuộng nhất và có nhiều sản phẩm nổi tiếng với độ bền cao khi sử dụng. Công tắc điện của hãng có tuổi thọ lên đến 10 năm và là sản phẩm đáng tin tưởng được tin dùng.

Công tắc 3 cực của Panasonic mang đến điểm mạnh là cách vận hành ổn định và tiết kiệm điện năng. Do vậy giá bán của công tắc Panasonic giao động từ 40.000 đ – 50.000 đ/ 1 cái.

công tắc 3 cực

 

Công tắc 3 cực Sino

Không hề kém cạnh ới thương hiệu đứng đầu, công tắc 3 cực của Sino cũng được người dùng quan tâm nhiều so sự đa dạng mẫu mã và chất lượng không hề kém cạnh với bất kỳ hãng nào trên thị trường.

Giá bán của công tắc Sino khá phổ thông và phù hợp ới ví tiền, giao động chỉ từ 20.000 đ – 30.000 đ / 1 cái.

công tắc 3 cực

Công tắc 3 cực Schneider

Ngoài ra, công tắc 3 cực đến từ nhà phân phối có xuất xứ từ Pháp cũng tạo điểm nhấn trên thị trường. Công tắc 3 cực của họ cũng thuộc TOP các thiết bị được tin dùng khi luôn được đánh giá cao về tuổi thọ sản phẩm.

Công tắc Schneider có thể sử dụng đến hơn 30.000 lần bật tắt, mức giá ổn định chỉ với 35.000 đ/ 1 cái.

công tắc 3 cực

Trên đây là ba loại công tắc phổ biến nhất, Như vậy, công tắc 3 cực đang trở thành một thiết bị thân thiện hơn với người sử dụng. Có thể thấy việc sử dụng các thiết bị điện thực ra cũng không quá phức tạp khi ta tìm hiểu kỹ càng.

Trong quá trình sử dụng các thiết bị điện, nếu gặp vấn đề trục trặc trong quá trình sử dụng, hãy liên hệ ngay với thợ sửa chữa điện nước tại Hà Nội uy tín Minh Hiếu chúng tôi để được khắc phục kịp thời, triệt để.

Hi vọng bài viết hữu ích và giúp bạn có thể thành thạo hơn trong cách sử dụng điện và công tắc điện trong nhà.

Comments

comments

Related Posts

Add Comment

0987.026.338