Nguyên nhân và cách sửa đèn LED hỏng tại nhà

Đèn Led xuất hiện ngày càng nhiều vì những lợi ích hiện đại so với các loại bóng đèn huỳnh quang. Đèn led có khả năng hoạt động bền bỉ, ít hư hỏng cũng như tiết kiệm điện năng, nhưng rất nhiều gia chủ băn khoăn không biết sửa hay thay mới đèn khi xảy ra lỗi sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình.

Sự cố thường gặp và nguyên nhân đèn LED hỏng

Quá trình lắp đặt và sử dụng nếu không có sự tương thích về mạch điện; hoặc các yêu cầu đặc thù thì sẽ dễ làm hư hỏng bóng đèn và sự cố về điện. Một số hư hỏng của đèn Led thường gặp như:

1. Đèn Led bị cháy

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đèn Led bị cháy nhưng thường là do cách lắp đặt sai hoặc bạn mua phải đèn Led có bộ nguồn kém chất lượng. Cụ thể gồm:

Đèn Led bị cháy

– Bộ nguồn Driver kém chất lượng. Bộ nguồn có tác dụng vô cùng quan trọng trong việc ổn định điện áp, chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành 1 chiều. Một bóng đèn Led có bộ chuyển nguồn kém chất lượng sẽ dễ dẫn đến việc làm chập cháy mạch điện bên trong đèn.

– Do bộ phận tản nhiệt của đèn không đảm bảo chất lượng tốt. Vì nhiệt độ chính là mối nguy hiểm lớn nhất của các thiết bị điện nên khi bộ phận tản nhiệt hoạt động kém sẽ dễ dẫn đến việc đèn bị nóng lên và chập cháy.

– Nối dây điện sơ sài hoặc bắt vít quá chặt.

2. Đèn Led bị mờ đi

Nếu đèn Led bị mờ đi khoảng 5s trong quá trình sử dụng thì không có gì đáng ngại. Nhưng nếu mờ ở khoảng thời gian lâu hơn thì chắc chắn có vấn đề. Đây cũng là một trong những hỏng hóc thường gặp của đèn Led. Nguyên nhân có thể do:

nguyên nhân đèn LED hỏng

– Vượt quá tuổi thọ. Đèn Led có tuổi thọ lớn hơn rất nhiều lần so với các loại đèn chiếu sáng thông thường. Nhưng khi sử dụng bóng đèn Led quá thời gian tuổi thọ của chúng thì đèn sẽ bị mờ đi. Biểu hiện rõ nhất là độ sáng giảm hơn so với ban đầu.

– Mạch điện quá tải. Đèn Led có thể không phát sáng đủ hiệu suất hoặc có hiện tượng nhấp nháy khi bạn sử dụng quá nhiều thiết bị điện công suất lớn cùng một lúc. Vấn đề này rất nguy hiểm, lúc này mạch điện có thể bị quá tải dẫn đến chập cháy.

– Dây điện hư hỏng. Dây điện sử dụng trong thời gian lâu dài có thể bị cũ, hỏng, oxi hóa theo thời gian. Lúc này điểm tiếp xúc giữa dây dẫn và đèn kém đi sẽ làm giảm độ chiếu sáng của đèn.

3. Đèn Led bị nhấp nháy

Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng này gồm:

– Điện áp đầu vào của đèn Led và nguồn điện cấp không phù hợp.

– Bộ nguồn đèn Led kém chất lượng hoặc bị hỏng.

– Bộ tản nhiệt làm mát không hoạt động tốt.

– Đèn Led đang sử dụng không có chức năng chống thấm nước hoặc chỉ số IP quá thấp. Điều này dẫn đến việc đèn bị ẩm hoặc ngấm nước.

4. Đèn Led bị nóng

Nguyên nhân do sự gia tăng năng lượng bên trong và bộ tản nhiệt sẽ có nhiệm vụ giúp truyền nhiệt từ đèn Led ra bề mặt bên ngoài. Vì thế khi chọn mua đèn Led bạn cần chú ý mua đèn có chất kết dính tốt và bộ tản nhiệt chất lượng.

5. Đèn phát sáng ngay cả khi đã tắt

Một số công tắc đèn cho phép một lượng nhỏ dòng điện đi qua thiết bị điện ngay cả khi đã tắt. Với các loại đèn thông thường thì một lượng nhỏ điện năng này rất khó để làm chúng phát sáng. Tuy nhiên bóng đèn Led có công suất thấp nên lượng điện rò rỉ này vẫn có khả năng làm chúng phát sáng.

Cách kiểm tra đèn LED

Những sự cố bên trên chúng ta có thể quan sát được bằng mắt thường và đưa ra phỏng đoán về thủ phạm. Để tìm ra được lỗi thật sự nằm ở đây, bạn cần phải tháo rời bóng đèn và kiểm tra bên trong.

Cách kiểm tra đèn LED

Dụng cụ bạn cần là một cái tua vít để tách rời nắp bóng đèn. Từ đây, chúng ta có thể quan sát được bóng và bảng mạch điều khiển của đèn. Bằng trực quan, hãy kiểm tra điểm bị cháy có vết đen cháy xém.

Nếu không phát hiện vết chập cháy nào thì tiếp tục dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra điốt. Nối đầu dò màu đỏ với cực dương và đầu dò màu đen với cực âm. Điốt vẫn còn hoạt động sẽ sáng đèn. Lưu ý, nếu bạn lắp đầu dò sai cực thì đồng hồ sẽ hiển thị “1” và không sáng đèn.

Nên tận dụng đèn LED hỏng hay thay mới đèn LED?

Hiểu được e ngại của bạn đọc về những chi phí có thể phát sinh khi bóng đèn led hư, sau đây là lời khuyên phù hợp dành cho tuỳ trường hợp cần sửa hay thay mới bóng đèn để bạn có thể quyết định dễ dàng hơn.

+ Nếu đèn led của bạn bị hư dây dẫn: Dây dẫn hư hỏng buộc chúng ta phải thay dây mới. Chi phí để đi lại dây mới không cao và không đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn, ngay cả người nghiệp dư vẫn có thể thay thế dây dẫn. Tuy nhiên, bạn vẫn phải tìm hiểu kỹ càng về đường dây đèn led trước khi tự mình sửa chữa.

+ Nếu đèn led của bạn bị hư điốt thì cần thay thế. Chi phí thay điốt chắc chắn thấp hơn so với việc bạn mua lại bóng đèn led mới, vì vậy bạn có thể nhờ thợ sửa điện thay điốt mới.

+ Nếu đèn led hư bộ điều khiển/bảng mạch: Bộ điều khiển của đèn led bao gồm bảng mạch. Nếu có chip IC trong mạch trình điều khiển, bạn nên kiểm tra điện áp trên các đầu ra của nó theo thông số kỹ thuật và quyết định xem nó có hoạt động tốt hay không. Chắc chắn sửa chữa bảng mạch rất phức tạp và chúng ta chỉ muốn lắp một bóng đèn mới. Ngoài ra, chúng ta nên cân nhắc lựa chọn linh kiện chất lượng cao với thông số kỹ thuật tốt để đảm bảo bóng đèn led hoạt động lâu dài.

Cách sửa đèn LED hỏng đơn giản tại nhà

Cách sửa đèn LED bị hư dây dẫn

Đôi khi sự bất cẩn trong quá trình lắp đặt của thợ điện có thể khiến bóng đèn không sáng. Bạn có thể kiểm tra các cổng trên đèn để đảm bảo xem dây dẫn điện đang tiếp xúc chính xác và nối đúng vị trí ở các cổng. Nếu bạn không phân biệt được sự phân cực của dây thì hãy sử dụng đồng hồ đo điện trợ giúp bạn. Lưu ý rằng chúng ta không nên để dây dẫn chạm vào nhau vì nguy cơ xảy ra chập điện rất cao.

Cách sửa đèn LED hỏng đơn giản tại nhà

+ Dây dẫn bị lỏng : Khi đèn Led có ánh sáng chập chờn không ổn định nhiều khả năng dây dẫn của đèn bị lỏng. Cách sửa đèn led trong trường hợp này không quá khó, bạn chỉ cần cắt dây đủ dài để có thể đấu nối giữa các đầu dây một cách ổn định.

+ Dây dẫn bị đứt : Dây dẫn bị đứt có nhiều nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan. Dây dẫn đứt khiến đèn không thể phát sáng. Bạn có thể tìm mua dây mới ở các tiệm điện nước dân dụng với giá thành không quá cao và tiến hành đấu nối lại. Nên nhớ phải ngắt nguồn điện trước khi đấu dây.

+ Dây dẫn bị chồng chéo: Dây dẫn chồng chéo lên nhau gây nên hiện tượng chập cháy. Thông thường khi xảy ra sự cố chập điện sẽ kích hoạt aptomat chống rò nên bạn không phải quá lo lắng. Hãy đảm bảo dây dẫn không bị chồng chéo lên nhau để tránh phiền toái cho sinh hoạt gia đình.

Cách sửa đèn LED bị hỏng Đi ốt

Các bước thay điốt đèn LED:

Cách sửa đèn LED hỏng đơn giản tại nhà

  • Bước 1: Sử dụng tua vít để tháo lớp vỏ của đèn Led.
  • Bước 2: Xác định vị trí của điốt bị lỗi.
  • Bước 3: Sử dụng mỏ hàn và bấc hàn để tháo các kết nối trên điốt. Lưu ý không nên để mỏ hàn tiếp xúc với các bộ phận khác trên đèn Led.
  • Bước 4: Thay điốt mới vào vị trí của điốt cũ vừa tháo ra.
  • Bước 5: Tiếp tục sử dụng mỏ hàn để hàn đi ốt vào bảng mạch.

Đây là các bước đơn giản để bạn có thể sửa đèn led bằng cách thay đi ốt phát quang. Tuy nhiên công việc này vẫn đòi hỏi kiến thức chuyên môn về ngành nên tốt nhất bạn hãy gọi thợ sửa điện đến kiểm tra. Hotline : 0987.026.338

Comments

comments

Related Posts

Add Comment

0987.026.338