Cách khắc phục sự cố hệ thống thoát nước mưa bị tắc – vỡ ống

Hệ thống thoát nước mưa là phần không thể thiếu đối với bất cứ ngôi nhà hay toàn nhà nào. Nó đóng vai trò quan trọng là nhiệm vụ thoát nước mưa. Đảm bảo lượng nước mưa không ứ đọng trên trần nhà khi ngoài trời có mưa lớn bất thường hay trời có mưa kéo dài trong nhiều ngày. Nhưng có rất nhiều vấn đề xoay quanh như cách thiết kế hệ thống thoát nước mưa đúng tiêu chuẩn? Cách sửa đường ống nước bị tắc, vỡ ? … Tất cả sẽ được giải đáp ở ngay dưới đây nhé.

Hệ thống thoát nước mưa là gì?

Hệ thống thoát nước mưa là hạng mục cực kỳ quan trọng khi xây dựng bất cứ công trình nào. Thiết kế đường ống thoát nước hợp lý không những đem lại hiệu quả sử dụng mà còn giúp tăng thêm bộ bền, thẩm mỹ cũng như tiết kiệm chi phí xây dựng. Do đó, lựa chọn chủng loại ống, đường kính ống thoát nước cũng như các yếu tố liên quan trong quá trình thiết kế, xây dựng là việc làm cần thiết để đem lại một công trình như ý muốn cả về thẩm mỹ lẫn kỹ thuật.

Hệ thống thoát nước mưa là gì

Hệ thống thoát nước mưa là gì?

Vai trò của hệ thống thoát nước mưa

Hệ thống thoát nước mưa có vai trò cực kỳ quan trọng đối với mỗi công trình, cụ thể :

  • Đảm bảo cho toàn bộ lượng nước mưa phát sinh không tồn đọng trên mái, không thấm ngược vào nhà cũng như không gây nên hiện tượng trào ngược.
  • Thoát nước mưa tốt sẽ không gây nên hiện tượng ẩm mốc cũng như ảnh hưởng kết cấu và thẩm mỹ của công trình.
  • Nếu hệ thống thoát nước mưa không tốt cũng như không duy trì được khả năng thoát thì dễ dàng phát sinh nên vi sinh vật gây hại, ruồi, muỗi cũng như các loại vi khuẩn, nấm mốc…
  • Thiết kế hệ thống thoát nước mưa hợp lý góp phần làm tăng khả năng tận dụng các không gian lân cận như: phòng giải trí, phòng ngủ, phòng làm việc..

Thực tế đã chứng minh được là tính toán hệ thống thoát nước mưa hợp lý sẽ đảm bảo mang tính thẩm mỹ cao cho công trình. Nếu hệ thống thoát nước mưa không đảm bảo thì lượng nước sẽ ảnh hưởng tùy theo mức độ đến kết cấu, thẩm mỹ, độ bền cũng như tăng giá thành đầu tư công trình.

Hệ thống thoát nước mưa bao gồm những gì?

Hệ thống ống thoát nước mưa là hệ thống đường ống, sê nô, mái thu nước, hệ thống hố ga…đảm bảo thu toàn bộ lượng nước mưa phát sinh và thoát nước đảm bảo kỹ thuật về lưu lượng. Yêu cầu cần thiết của hệ thống thoát nước mưa là phải vận chuyển đủ khối lượng, lưu lượng nước thoát do mưa trong thời điểm lưu lượng mưa tăng đột biến.

Cấu tạo hệ thống thoát nước mưa

Cấu tạo hệ thống thoát nước mưa

Tuy là hạng mục nhỏ như hệ thống thoát nước mưa trên mái cũng có cấu tạo thành nhiều hợp phần khác nhau như: máng hứng nước mưa, phễu thu, ống dẫn…Tuy tất cả hệ thống thoát nước mưa đều có cấu tạo đơn giản như vậy nhưng khi thiết kế và thi công cần phải hoán đổi, thay thế cho phù hợp giữa thoát nước mưa mái dốc và thoát nước mưa mái bằng nhằm đem lại hiệu quả cao trong quá trình thi công.

Sê nô

Được cấu tạo từ tấm bê tông kiểu panel hoặc bê tông cốt thép. Lưu ý khi thiết kế sê nô cần phải có chiều sâu tối thiểu 20 cm, chiều rộng tối thiểu 20 cm. Được xây tô bằng vữa mác 75, chống thấm bằng chất chống thâm chuyên nghiệp hoặc xi măng nguyên chất.

Đối với bố trí thoát nước mưa trong sê nô thì thường bố trí 10m sẽ lắp 1 ống 60mm nhằm thu được toàn bộ lượng nước mưa thoát.

Phễu thu và lưới chắn rác

Phễu thu là bộ phận đầu tiên thu nước mưa, yêu cầu đặt phễu thu phải ở vị trí cuối của mái dốc cũng như thuận lợi để không ảnh hưởng đến thẩm mỹ công trình.

Hệ thống ống dẫn

Có thể chọn chất liệu ống dẫn là nhựa hay hợp kim, kích thước đường kính ống, số lượng ống cần thiết…. Tất cả đều phải đạt tiêu chuẩn trong quy định về hệ thống thoát nước mưa.

Hệ thống ống dẫn thoát nước mưa

Hệ thống ống dẫn thoát nước mưa

Quy định về hệ thống thoát nước mưa

Để tính toán hệ thống thoát nước mưa được hiệu quả thì nhất định cần phải tính toán được lượng mưa. Để từ đó đề ra những biện pháp thiết kế cũng như thi công đường ống thoát nước mưa hợp lý nhất. Bao gồm các tiêu chuẩn sau:

  • TCXD 5641-1991: Bể chứa bằng bê tông cốt thép. Quy phạm thi công và nghiệm thu.
  • TCXDVN 51:1984 Thoát nước – Mạng lưới bên ngoài và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế.
  • Việc tính toán thủy lực – theo tiêu chuẩn 20 TCN-54-84:

Chọn cách thiết kế : đường ống âm tường hay lộ thiên

Ống thoát nước mưa âm tường : Toàn bộ hệ thống đường ống được thiết kế nằm bên trong tường ( cụ thể là sau lớp vữa chát tường khoảng 1- 5 cm). Cách thiết kế này thường được áp dụng cho các toàn nhà, cơ quan, trường học, khu tập thể….

Ống thoát nước mưa lộ thiên : Toàn bộ hệ thống đường ống thoát nước được thiết kế nằm ở bên ngoài tường. Ta thường bắt gặp kiểu ở các hộ gia đình, nhà nhỏ, công trình phụ tách rời có sử dụng thiết kế này.

Kích thước, loại ống thoát nước

Trước khi lắp đặt đường ống thoát nước mưa, bạn cần chọn các loại ống chính phẩm của các hãng sản xuất tiêu chuẩn luôn có in tên hiệu, kích cỡ, các thông số kỹ thuật, áp xuất làm việc. Trên bề mặt để không xảy ra tình trạng đường ống thoát nước mưa thường xuyên bị nứt vỡ, hư hỏng.

Kích thước ống thoát nước mưa

Kích thước ống thoát nước mưa

Ống nhựa dẫn nước : Loại ống này có nhiều ưu điểm như rẻ tiền, nhẹ và dễ thay thế, không bị han rỉ… thường dùng cho hệ thống thoát nước mưa hộ gia đình. Và thường được thiết kế ngoài trời.

Ống hợp kim dẫn nước: Loại ống này rất bền, tuy nhiên giá thành cao và rất nặng. Thường được dùng cho hệ thống thoát nước mưa tòa nhà, chung cư cao tầng, đô thị…

Thiết kế hệ thống thoát nước mưa

Nguyên tắc thiết kế đường ống thoát nước mưa

  • Đường ống thoát nước mưa được bố trí sao cho ngắn nhất;
  • Độ dốc đảm bảo thoát nước mưa nhanh chóng nhất;
  • Đường kính ống thoát nước mưa phải đảm bảo duy trì tình trạng thoát nước trong thời điểm mưa to nhất.

Thiết kế ống thoát nước mưa âm tường hay lộ thiên

Hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà

Đây là một phần trong hệ thống mái bao gồm: xà gồ, tôn, hệ thống thoát nước… Do có vai trò quan trọng như vậy nên khách hàng cần phải chú ý đến lắp đặt hệ thống thoát nước mái dốc cũng như mái bằng.

Hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà

Hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà

Hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà đảm bảo thoát toàn bộ nước do mưa và gom về hệ thống thoát. Đảm bảo không cho nước phát sinh gây nên hiện tượng thấm, chảy tràn ảnh hưởng đến kết cấu và thẩm mỹ của ngôi nhà.

Ống thoát nước mưa âm tường

Trong thiết kế các công trình dân dụng và công nghiệp thì đường ống thoát nước mưa có thể được bố trí trong hoặc ngoài sao cho thuận lợi và tiết kiệm diện tích nhất. Đối với công trình thấp cũng như lượng mưa nhỏ thì có thể chảy tự do mà không cần máng còn đối với công trình cao thì phải có đường máng dẫn trực tiếp xuống đất hoặc cống công cộng.

Đối với một số công trình dân dụng hiện nay thì nhằm tăng tính thẩm mỹ thì người ta sử dụng phương pháp thoát nước mưa bên trong tức là nước mưa đi âm tường và âm sàn rồi xuống cống chung. Hệ thống nầy tuy có tính thẩm mỹ cao nhưng dễ xảy ra sự cố cũng như khó giải quyết khi các sự cố xảy ra.

Ống thoát nước mưa âm tường

Ống thoát nước mưa âm tường

Cách tính ống thoát nước mưa

Dựa vào diện tích nhà, bản thiết kế mà ta dễ dàng tính được số ống nước cần thiết. Tùy thuộc vào kinh phí, loại công trình mà ta nên cân nhắc chọn loại ống nhựa hay ống hợp kim.

Căn cứ vào bản vẽ kiến trúc, bố trí các phễu thu sàn và ống đứng. Xác định lưu lượng phụ trách của tuyến ống chính.

Nước mưa được thu gom và cho chuyển thẳng ra cống chính hoặc đến trạm xử lý nước thảy tập trung của khu dân cư.

Kích thước ống thoát nước mưa

Ống thoát nước mưa phi bao nhiêu?

Theo như kinh nghiệm trong nghề thì tôi sẻ đưa ra một số gợi ý về các tiêu chuẩn thoát nước mưa trên mái. Đối với hệ thống ống thoát nước mưa thì bạn nên sử dụng ống Ø 60, đối với các công trình lớn hơn thì nên dùng ống Ø 75, còn lại các công ty, xí nghiệp trở lên nên dùng ống > Ø 90.

Kích thước ống thoát nước mưa

Kích thước ống thoát nước mưa

Cách tính đường kính ống thoát nước mưa

Diện tích sàn sân thượng (nơi thu nước mưa ) : 2780 m² , diện tích khác còn lại là 200 m².

– Các số liệu mưa được lấy theo TCVN. Ví dụ tại địa điểm HÀ NỘI, cường độ mưa q5 = 484.6 l/s.ha

–> Theo TCVN lưu lượng mưa là: Qm= (K x F x q5)/10000 = (2 x (2780+200) x 484.6)/10000 = 289 l/s .

–> Lưu lượng thoát nước của mỗi cầu chắn rác trên mái (33 ống, 33 cầu chắn rác) => 289/33 ~ 9 l/s.

–> Cầu chắn rác DN100 có khả năng thoát tối đa 12 l/s (theo bảng 9 TCVN 4474-1987).

–> Chọn cầu chắn rác DN100.

– Ngoài ra còn có tổng diện tích thu nước sân vườn khác là 500 m² => Qsv = 48,46 ~ 50 l/s.

– Lưu lượng thoát nước của mỗi ống DN100: 50/16~4 l/s.

–> Ống DN100 có khả năng thoát tối đa 10 l/s (theo TCVN 4474-1987).

–> Chọn ống thoát DN100.

Độ dốc tối ưu để thoát nước

Để đảm bảo khả năng thoát nước được tốt nhất thì độ dốc yêu cầu từ 2% đến 5%. Đối với nhà mái bằng thông thường độ dốc thoát nước được xác định bằng 2 cách như sau:

  • Đối với kết cấu chịu lực nghiêng tức là nhà mái bằng nhưng đã tạo độ dốc sẵn hoặc kết cấu chịu lực phằng thì cần phải gia cố lớn điều chỉnh độ dốc nhằm đảm bảo độ dốc như yêu cầu. Nếu độ dốc chưa đảm bảo thì cần thiết phải đúc và lắp các tấm panel sao cho độ dốc yêu cầu phải đạt từ 2% đến 5%.
  • Đối với kết cấu chịu lực nằm ngang thì thêm vào lớp điều chỉnh độ dốc phía trên nhằm tạo nên độ đốc như yêu cầu từ 2 – 5%

Xử lý sự cố ống thoát nước mưa bị nghẹt

Nguyên nhân

Lắp sai vị trí

Có rất nhiều trường hợp đường ống thoát nước mưa lắp sai vị trí, lỗi kỹ thuật nên làm cho quá trình rút nước rất chậm, thậm chí là không thoát nước được. Lỗi này thường xuất phát từ thợ thi công, lắp ráp ống. Đây là lý do tại sao ta nên trú trọng từ việc thiết kế hệ thống thoát nước mưa thật chi tiết từ đầu.

Dị vật trong ống thoát nước mưa

Nguyên nhân khiến đường ống thoát nước mưa bị tắc có thể là do trong quá trình thoát nước rác rưới hay các dị vật như bùn đất, lá cây, vỏ cây… rơi vào bên trong đường ống và gây ra tình trạng tắc nghẽn cho đường ống.

Ống thoát nước mưa bị tắc ngheth

Ống thoát nước mưa bị tắc ngheth

Giải pháp

Trường hợp lắp sai vị trí

Cần phải xác định đúng vị trí nước ứ đọng trên trần nhà rồi mới lắp đặt ống thoát nước mưa. Trong trường hợp đã lắp sai vị trí rồi, bạn có thể bắt thêm một đường ống thoát nước mưa tại vị trí bị trũng, có nước mưa tụ đọng lại để thay thế đường ống trước đây.

Tắc dị vật trong ống thoát nước

Cách khắc phục khi gặp tình trạng ống thoát nước mưa bị tắc nghẽn cũng rất đơn giản và có rất nhiều cách. Nhưng cách nhanh nhất đó là sử dụng các hợp chất thông tắc cống để xử lý vấn đề tắc nghẽn đường ống.

Bạn chỉ cần pha loãng hợp chất thông cống với nước trong một chiếc xô nhựa, sau đó đổ trực tiếp xuống đường ống thoát nước mưa. Hợp chất sẽ tiếp xúc với dị vật và sẽ phân hủy các dị vật như hủy tóc, rác, bùn đất, cặn bẩn, lá cây, vỏ cây, rác nylon trong thời gian nhanh chóng. Sau khi phản ứng, đường ống thoát nước mưa lúc này sẽ được thông thoáng nhanh chóng mà không gây hư hại hay biến dạng đường ống.

Ống thoát nước mưa bị rò rỉ, vỡ

Nguyên nhân

Do chất lượng ống

Xảy ra khi mua phải ống được sử dụng nguyên liệu phế phẩm để tái chế. Thường những ống thoát nước mưa sử dụng phế phẩm để tái chế sẽ có giá rẻ hơn tầm 20% – 40% so với đường ống dùng nguyên liệu chính phẩm.

Do tác động ngoại cảnh

Có thể là do gió bão, cành cây hoặc vật nhọn va đập vào. Hoặc nắng nóng, mưa nhiều lâu ngày làm hao mòn đường ống, gây ra thủng, vỡ.

  • Đường ống kẽm thời gian sử dụng ống nâu năm cũng làm cho đường ống bị oxi hóa và tự hỏng
  • Đối với đường ống nhiêt thi công đường ống ngoài trời o che đậy mưa nắng làm cho ống tự vỡ
  • Do các công trình xây dựng quanh nhà tác động làm cho đường ống bị rút, rật chân ren

Do thợ thi công ẩu

  • Do thợ thi công hàn ống ẩu , để nhiệt độ không đủ hàn ống không chết vối nhau
  • Do thợ thi công để đường ống ngoài trời hoặc chôn dưới nền nhà lâu ngày ống tự hỏng do oxi hóa

Cách khắc phục

Ống thoát nước mưa âm tường

Chúng ta cần thợ chuyên nghiệp kiểm tra chính xác đoạn ống bị vỡ ở đâu. Thường sẽ nhận ra được vì nước sẽ ngấm vào tường gây ẩm ở đoạn đó.

Ống thoát nước mưa âm tường bị vỡ

Ống thoát nước mưa âm tường bị vỡ

Trường hợp bị vỡ ở một mặt phía bên ngoài. Đường vỡ nhỏ thì chỉ cần đục một ít tường tại phần ống đó. Sử dụng miếng dán ống chịu nước chịu lực. Đảm bảo sẽ giải quyết được việc này gọn gàng, ít đục phá mà vẫn sử dụng được lâu dài.

Còn ống bị vỡ nhiều buộc thợ sửa chữa đường ống nước phải đục tường rộng dài hơn phần bị vỡ mỗi đầu khoảng 10cm để cắt ống và nối lại ống mới.

Trường hợp ống nằm trong tường bị bục vỡ chủ yếu nguyên nhân do tắc nặng, dị vật sắc nhọn rơi vào đường ống. Hoặc khoan đục bên ngoài tác động vào. Chứ rất ít khi nó bị vỡ do quá trình sử dụng lâu, tác động của môi trường…

Ống thoát nước mưa lộ thiên

Chúng ta xử lý đơn giản bằng cách thay thế đoạn ống bị bục- vỡ đó.

+ Đầu tiên, cần chuẩn bị dụng cụ cần thiết( ống nối, máy cắt, keo dán ống, thang dây, đồ bảo hộ an toàn lao động)

+ Bước 1: Tiến hành cắt bỏ đi đoạn ống bị bục vỡ đi.

+ Bước 2: Thay vào đó là một đoạn ống với kích thước bằng đường ống bị vỡ.

+ Bước 3: Sử dụng keo chuyên dụng cho ống nhựa để hàn – gắn những kẽ hở để ngăn nước bị rò rỉ.

+ Bước 4: Kiểm tra lại, nếu nước chảy xuống đoạn ống không còn bay tung tóe ra ngoài là OK.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thiết kế hệ thống thoát nước mưa. Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình lắp đặt và sửa chữa hệ thống thoát nước mưa hay nước sinh hoạt. Hãy liên hệ tới hotline của thợ sửa đường nước tại Hà Nội để được tư vấn miễn phí 24/7 nhé.

Hotline tư vấn 24/7 0987.026.338

Comments

comments

Related Posts

Add Comment

0987.026.338