Có Nên Đi Ống Thoát Nước Xuyên Qua Dầm – Sàn Không?

Các công trình xây dựng hiện nay cả thành thị lẫn nông thôn đều phổ biến cách thoát nước xuyên qua sàn. Bởi phương pháp này mang lại tính thẩm mỹ cao. Vậy xuyên qua sàn hay qua dầm là tốt?

Nhiều người hiện nay đang phân vân không biết ống thoát nước xuyên qua dầm sàn có được không? Khi lắp đặt hệ thống nước qua dầm có ảnh hưởng gì? Hãy cùng điện nước Minh Hiếu tìm hiểu kỹ về vấn đề quan trọng này.

Ống thoát nước xuyên qua dầm có được không?

Câu trả lời là KHÔNG NÊN đặt ống nước xuyên dầm. Vì gây ảnh hưởng lớn đến toàn bộ ngôi nhà. Đặt ống thoát nước xuyên qua dầm nó làm giảm hoặc mất tác dụng chịu lực của dầm. Gây ảnh hưởng đến kết cấu của công trình.

Do đó bạn cần cân nhắc khi đặt ống thoát nước xuyên qua dầm. Tuy nhiên đặt ống thoát nước xuyên sàn thì thực hiện được, với điều kiện phải chống thấm cổ ống xuyên sàn tốt, hạn chế đi đường ống quá dài, gấp khúc.

lắp ống thoát nước xuyên sàn

Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu về cách lắp đặt ống thoát nước xuyên sàn chi tiết.

Tiêu chuẩn ống thoát nước xuyên sàn

Kích thước ống thoát sàn – ống thoát sàn phi bao nhiêu ?

Tùy loại ống và mục đích sử dụng mà đường kính ống thoát nước sẽ khác nhau. Cụ thể:

Tên đường ống Kích thước lỗ Chiều rộng rãnh Chiều sâu rãnh
Một ống đứng cấp nước 100×100 130 130
Hai ống đứng cấp nước 150×100 200 130
Một ống đứng cấp nước và 1 ống đứng thoát nước
Đường kính 50mm 150×150 200 130
Đường kính 100.150mm 200×200 250 250
Hai ống đứng cấp nước và một ống đứng thoát nước
Đường kính 50mm 200×150 250 130
Đường kính 100.150mm 320×200 380 250
Ba ống đứng cấp nước và 1 ống đứng thoát nước khi
Đường kính 50mm 200×150 250 130
Đường kính 100-150mm 320×200 380 250
Ba ống đứng cấp nước và một ống đứng thoát nước khi
Đường kính 50mm 300×150 250 130
Đường kính 100-150mm 500×200 480 130
Ống nhánh nước 100×100 60 60
Ống nhánh thoát nước 200×200
Ống chính cấp nước 200×200
Rãnh thoát nước 250×300

Lưu ý:

+ Đối với sàn lỗ giữa sàn các tầng, kích thước đầu tiên là chiều dài lỗ ( song song với tường), kích thước thứ 2 là chiều rộng. Đối với lỗ trong tường, kích thước thứ nhất là bề rộng, kích thước thứ 2 là chiều cao.

+ Lỗ xuyên qua móng nhà và công trình, để đặt các ống của mạng lưới cấp nhiệt bên ngoài không được nhỏ hơn 600x400mm. Còn của mạng lưới cấp nước không nhỏ hơn D+-200mm( D là đường kính ống).

+ Đối với nhà lắp ghép tấm lớn thì các lỗ sàn trong các cấu kiện xây dựng để đặt ống phải được làm sẵn trong nhà máy sản xuất các cấu kiện đó.

Vật liệu và thiết bị ống

Hiện nay, ống dẫn thoát nước được bán rất rộng rãi trên thị trường với nhiều chất liệu đa dạng như nhựa PVC, ABS, các loại ống đồng, ống kẽm. Nếu chỉ dùng cho nước thải sinh hoạt tại nhà, bạn có thể lựa chọn các loại ống đồng, ống PEX, … để đảm bảo hiệu quả và độ bền.

Tuy nhiên thực tế cho thấy, ống nhựa dẫn nước vẫn được sử dụng khá nhiều bởi chúng rẻ, ít bị oxy hóa và thân thiện môi trường.

Tiêu chuẩn độ dốc ống thoát nước thải

Hệ thống thoát nước có độ dốc nhỏ sẽ nhanh tắc vì bị ứ đọng rác nhưng độ dốc lớn thì tốn không gian lắp đặt. Vậy độ dốc của hệ thống thoát nước thải trong nhà và nước mưa được quy định ở đâu?

Độ dốc của đường ống thoát nước bẩn (nước thải) và nước mưa cần phải tuân theo chỉ dẫn của thiết kế. Khi không có chỉ dẫn thì độ dốc cho phép đối với hệ thống thoát nước sinh hoạt được quy định như sau:

Đường kính ống (mm) Độ dốc
Tiêu chuẩn Tối thiểu
50 0.035 (3.5%) 0.025 (2.5%)
75 0.025 (2.5%) 0.015 (1.5%)
100 0.020 (2.0%) 0.012 (1.2%)
125 0.015 (1.5%) 0.010 (1.0%)
150 0.010 (1.0%) 0.007 (0.7%)
200 0.008 (0.8%) 0.005 (0.5%)

Đối với hệ thống thoát nước sản xuất và nước mưa được quy định về độ dốc cho phép như sau:

Đường kính ống (mm) Độ dốc tối thiểu
Nước thải tương đối sạch và
nước mưa
Nước thải bẩn
50 0.020 (2.0%) 0.030 (3.0%)
75 0.015 (1.5%) 0.020 (2.0%)
100 0.008 (0.8%) 0.012 (1.2%)
125 0.006 (0.6%) 0.010 (1.0%)
150 0.005 (0.5%) 0.007 (0.7%)
200 0.004 (0.4%) 0.005 (0.5%)

Chú ý: Độ dốc tối đa của đường ống thoát nước nằm ngang không được quá 0,15 (tức là 15%) trừ các nhánh ngắn chiều dài không quá 1,5m nếu từ thiết bị vệ sinh ra.

Cách lắp đặt hệ thống ống thoát nước xuyên qua sàn

Việc thi công lỗ chờ xuyên sàn phụ thuộc vào quá trình thi công kết cấu. Và thi công song song với việc thi công đan, buộc thép và đổ bê tông sàn của nhà thầu xây dựng.

Do vậy phải cử cán bộ kỹ thuật luôn bám sát tiến độ thi công phần kết cấu của nhà thầu xây dựng để kết hợp trong công tác đặt ống chờ.

Cách lắp đặt hệ thống ống thoát nước xuyên qua dầm sàn

Cách lắp đặt hệ thống ống thoát nước xuyên qua sàn

Nguyên tắc lắp đặt hệ thống ống thoát nước xuyên qua sàn

Khi lắp đặt ống cấp thoát nước xuyên qua sàn thì cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:

  • Phải tách biệt hệ thống thoát nước của nhà vệ sinh (gồm bồn cầu, bồn tiểu,) và hệ thống thoát nước rửa (lavabo, bồn tắm, sàn)
  • Thiết kế chiều dài đường ống phải ngắn nhất có thể
  • Lắp đặt phải dễ dàng kiểm tra, sửa chữa và thay thế khi cần thiết
  • Hệ thống phải đảm bảo không đi qua phòng khách hoặc phòng ngủ
  • Phân biệt được các đường ống thải khi gặp sự cố cần sửa chữa
  • Có thể dễ dàng thi công và lắp đặt

Trước khi tiến hành lắp đặt hệ thống ống thoát nước xuyên qua sàn, bạn nên tính toán độ dốc ống thoát nước để cắt ống thoát nước chuẩn.

Cách tính độ dốc ống thoát nước

Công thức tính độ dốc ống thoát nước

Công thức tính độ dốc ống thoát nước

Công thức tính độ dốc ống thoát nước

Độ nghiêng của mái ảnh hưởng rất lớn tới tốc độ chất thải. Độ nghiêng trung bình khoảng 300mm chiều dài ống thì độ nghiêng đạt chuẩn phải đạt khoảng 6,5mm.

Tiêu chuẩn đúng nhất đối với độ dốc thoát nước tiêu chuẩn tối thiểu 2% và không quá 4%. Với tiêu chuẩn này bạn hoàn toàn có thể đảm bảo độ dốc tốt nhất. Đảm bảo rửa trôi tất cả chất thải.

Tuy nhiên, mỗi thiết bị khác nhau sẽ có lượng nước sử dụng và đặc thù riêng của nó. Thế nên, bạn cần xem kỹ bảng hướng dẫn để có được thông số phù hợp với thiết bị mà mình sử dụng.

Hoặc có 1 cách khác là gọi người có kinh nghiệm thực hiện thi công công trình và lắp đặt.

Độ dốc đường ống

Để đảm bảo lượng nước lưu thông thì bồn cầu, chậu rửa, cống thoát mái đều có kích cỡ khác nhau. Căn cứ vào kích cỡ sẽ tính ra lượng nước chảy đảm bảo thông suốt trong quá trình sử dụng.

Cùng với đó là bảng đường kính ống đảm bảo độ dốc phù hợp khi lắp đặt ống để chất thải thoát đi nhanh chóng.

Đường kính ống chất thải

Đường kính ống chất thải luôn đảm bảo bằng hoặc lớn hơn đường ống phân nhánh và tương ứng với lượng chất thải thải ra trong tính toán.

Đường kính ống chất thải thường dùng trung bình từ 300mm. Đối với đô thị lớn có thể lên tới 400mm. Với các hộ gia đình thì từ 150mm tới 200mm.

Vận tốc dòng chảy

Vận tốc dòng chảy phụ thuộc vào chất liệu tạo nên đường ống rất lớn. Hiện nay, có 3 loại vật liệu chính bạn có thể tham khảo.

  • Ống kim loại không vượt quá 8m3/s
  • Ống phi kim loại 5m3/s
  • Ống bê tông không quá 1m3/s
  • Đối với hệ thống cống nước lặp đặt để thoát nước mưa thì cần đảm bảo tốc độ chảy từ 7m3/s -10m3/s.

Tiến hành cắt kích thước ống theo từng vị trí, bịt đầu ống

1/ Kích thước và đường kính ống sleeve tương ứng với các thiết bị như sau:

Cơ điện

  • Thoát nước lavabo D42, L=300mm
  • Thoát xí khu nhà vệ sinh D110, L=200mm
  • Thoát sàn khu vệ sinh căn hộ, thoát sàn logia, phòng rác, thoát chậu rửa bát, máy giặt D75, L=200mm.

2/ Ghép cốt pha sàn 

Xác định lấy dấu vị trí lỗ mở theo trục. Khi ghép ống thoát nước bên trong cốt pha lưu ý để ván cốp pha phải bằng phẳng, không cong vênh hay biến dạng.

Độ vồng khi thi công phải đáp ứng được 3/1000 nhịp của dầm. Giữ khoảng cách với ống thoát nước 1 – 3 mm. Để hạn chế tác động va chạm lên ống làm rò rỉ, vỡ ống dẫn đến việc phải sửa chữa đường ống nước.

ghép cốp pha dầm sàn

3/ Dùng sơn hoặc mực đánh dấu vị trí của lỗ mở, đường kính ống

Vị trí của các lỗ mở được lấy dấu bằng sơn hoặc mực và ghi đường kính ống cần lắp đặt tại vị trí đó. Để thuận tiện cho việc thi công lắp đặt tránh tình trạng lắp nhầm ống có đường kính khác vào vị trí đó.

Nên dùng máy chuyên dùng, thước để định vị vị trí ống.

4/ Vận chuyển vật tư đã được gia công lên sàn

Cần thi công theo đúng khối lượng trong bản vẽ thi công đã được phê duyệt. Bao gồm các loại ống, keo chuyên dụng, ốc vít,….

5/ Thi công lỗ mở xuyên sàn

Đặt sleeve cố định bằng sắt được hàn Ecu gắn thẳng xuống sàn bằng ốc vít. Dùng một đoạn ty ren có kích thước đã cắt sẵn vặn vào Ecu được hàn vào bản sắt bắn xuống sàn đặt sleeve vào vị trí đã vạch. Và cố định lại bằng một tấm gỗ có công dụng giữ chặt ống và làm lắp bịt tránh khi đổ bê tông rơi vào trong sleeve.

Quấn quanh thân ống lớp mút 5mm. Việc này được làm sau khi có mặt bằng cốt pha, cốt thép sàn.

6/ Căn chỉnh cao độ với cốt pha

Sau khi luồn ống vào sàn căn chỉnh đúng cao độ so với cốt sàn cốp pha theo bản vẽ thi công đã được phê duyệt. Và cố định 1 đầu ống thật chặt vào cốp pha sàn và lớp thép sàn bằng thép 1 li đúng vị trí đã được xác định.

lắp đặt ống thoát nước xuyên qua sàn

Chèn xốp ( xốp đã được gia công tại kho công trường của nhà thầu có đường kính lớn hơn đường kính ống 2cm. Và được quấn băng keo thật kín) vào đầu còn lại tránh tình trạng bê tông lọt khi thi công đổ bê tông vào khe hở giữa ống và thành sàn gây ra việc khó thi công thông lỗ mở sau.

7/ Hoàn thiện

Dùng băng keo bị các đầu ống để công tác đổ bê tông không bị rơi vào ống thoát nước Tùy theo diện tích và quy mô sử dụng nhưng đối với nhà phố diện tích sàn nhỏ dưới 80m2.

Chúng tôi khuyên bạn nên đi 1 đến 2 trục thoát nước mưa 90, 1 trục thoát nước phân 90, 1 trục thoát nước sinh hoạt 90, 1 trục thông hơi cho hầm phân 34, 1 trục thoát nước máy lạnh 27.

Trong nhà từ hầm phân đi ra nên qua 2 đến 3 hố ga và trục thoát ra ngoài là ống 114, 140. Tất cả các ống thoát độ dốc phải đảm bảo và thoát tốt ra hệ thống thoát nước của khu vực. Có trường hợp hệ thống thoát nước không đảm bảo, thông hơi không tốt, nước ngoài đường ngập thoát không kịp. Vị trí hút hầm cầu bị đẩy bục lên, toàn bộ hố ga tràn lên sàn nhà.

Quy định về việc thử kín đường ống thoát nước trong nhà và thoát nước mưa

Thử kín đường ống thoát nước là công việc đặc biệt quan trọng của công tác nghiệm thu lắp đặt hệ thống thoát nước.

Trong trường hợp hệ thống thoát nước bị rò rỉ sẽ dẫn đến tình trạng sụt lún nền, thấm dột, phát tán mùi hôi. Vì vậy, bên cạnh việc kiểm tra độ dốc thì tiêu chí kiểm tra độ kín khít của đường ống

thoát nước bằng nước luôn cần phải giám sát chặt chẽ.

Quy định thử kín đường ống thoát nước thải và nước mưa

– Các đường ống nhánh của hệ thống thoát nước đặt trong nền đất hoặc trong các rãnh của sàn. Được thử thuỷ lực trước khi lấp kín chúng bằng cách đổ đầy nước đến cốt của sàn nhà tầng 1, còn các ống đặt trong trần nhà và trong các hành lang chữ nhật thì đổ đầy nước đến độ cao của tầng.

– Thử mạng lưới thoát nước mưa trong nhà tiến hành bằng cách đổ đầy nước đến mức cao nhất của phễu thu nước mưa.

– Thời gian thử là 10 phút và không cho phép rò rỉ.

Đánh giá quá trình thử kín đường ống

Độ kín của các mối nối và những chỗ rò rỉ được xác định bằng cách quan sát bên ngoài của các mối nối và theo mức nước trong khi thử đường ống.

Chỉ dẫn kỹ thuật thử áp đường ống cấp nước

Việc thử các hệ thống cấp nước lạnh và nước nóng bằng thuỷ lực hoặc khí nén được tiến hành trước khi lắp đặt các dụng cụ lấy nước. Cụ thể như sau:

– Khi thử bằng nước: Áp lực thử bằng áp lực làm việc cộng với 5 daN/cm2 nhưng không quá 10 daN/cm2. Thời gian thử là 10 phút, trong thời gian đó áp lực thử giảm không quá 0,5 daN/cm2.

– Ngoài ra có thể thử bằng áp lực khí nén, trình tự thử như sau: Dùng áp lực thử 1,5 daN/cm2 để phát hiện khuyết tật. Sau khi khắc phục các khuyết tật tiếp tục thử với áp lực khí nén là 1 daN/cm2, trong 5 phút áp lực không được giảm quá 0,1 daN/cm2.

Trên đây là chi tiết cách lắp đặt ống thoát nước xuyên qua sàn mà công trình xây dựng nào cũng cần. Vì vậy nếu trong quá trình lắp đặt hoặc sửa chữa đường nước tại nhà. Nếu bạn cần bất

cứ sự trợ giúp nào. Vui lòng liên hệ hotline của chúng tôi.

Hotline: 0987.026.338

Comments

comments

Related Posts

Add Comment

0987.026.338