Hiện nay, máy bơm tăng áp là loại máy bơm đã và đang được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Trong các bộ phận của máy bơm tăng áp, van một chiều đóng vai trò quan trọng. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về van 1 chiều máy bơm tăng áp và cách lắp van 1 chiều cho máy bơm tăng áp nhé.
Van một chiều máy bơm tăng áp là gì?
Van một chiều máy bơm tăng áp là thiết bị được gắn trong hệ thống bơm, các dòng bơm ly tâm cần có van một chiều hay còn gọi là lupbe để có thể giữ được nước trong ống hút, tạo môi trường chân không khi máy bơm tăng áp hoạt động.
Vị trí van 1 chiều
Van 1 chiều máy bơm tăng áp sẽ được gắn ở ngõ ra của bơm trong hệ thống bơm cấp nước từ tầng hầm lên tầng mái. Phòng các trường hợp lupbe ở phía dưới bể nước bị tụt ra ngoài hụt nước.
Van một chiều lắp đặt cho máy bơm là một trong thiết bị quan trọng có khả năng điều hướng dòng chảy chỉ cho dòng chảy chất lỏng theo một hướng duy nhất, không cho chảy theo chiều ngược lại, đảm bảo nguồn nước hút lên dễ dàng hơn.
Nhiệm vụ của van 1 chiều
Tác dụng chính của van là lắp đặt trên máy bơm là làm cho dòng nước bơm chỉ chảy theo một chiều từ dưới lên truyền tải tới vị trí cần đến và ngăn dòng chảy chảy ngược lại.
Van một chiều máy bơm nước còn giúp nước trong đường ống bơm được giữ lại, vì khi tắt bơm nếu không lắp van 1 chiều thì nước trong ống sẽ bị tụt hết làm cho đường ống trong máy bơm hết nước. Và khi mở máy bơm sẽ không thể hút được nước hiện tượng này xảy ra khi không có van 1 chiều máy bơm nước có thể gây hư hỏng, cháy máy bơm nước.
Tham khảo bài viết : Cách sửa máy bơm nước không lên nước tại nhà hiệu quả
Nguyên lý hoạt động
Khi không có nước chảy qua van, phần tử trượt (cửa xoay) của van dưới tác dụng của trọng lượng chính nó hoặc lực lò xo được giữ chặt ở ví trí “Đóng”. Khi xuất hiện dòng chảy đến van, phần tử trượt (cửa xoay ) dưới tác động của năng lượng dòng chảy bị đẩy khỏi vị trí đóng và cho phép dòng chảy đi qua van. Tại thời điểm vận tốc dòng chảy về không, phần tử trượt ( cửa xoay) quay về vị trí đóng, áp suất cửa ra của van tác động lên phần tử trượt giữ chặt phần tử trượt ở vị trí đóng và ngăn cản dòng chảy về hướng cửa vào của van. Như vậy sự hoạt động của van một chiều hoàn toàn tự động dưới tác động của nước.
Các loại van một chiều máy bơm nước
Trong hệ thống cấp nước dân dụng, phổ biến nhất là van một chiều dạng lá lật và dạng lò xo. Ngoài ra, có một số máy bơm tăng áp được tích hợp sẵn van một chiều trong máy bơm, dạng này được gọi là loại lò xo có ron cao su làm kín tốt. Các dòng bơm này thường được sử dụng để cấp nước từ tầng mái xuống giúp gia tăng áp lực cho các lầu áp mái, ngoài ra máy giặt đặt trên sân thượng cần áp lực đủ yêu cầu để hoạt động.
Trong hệ thống bơm cấp nước từ tầng hầm lên tầng mái thông thường gắn van một chiều ở ngõ ra của bơm để phòng trường hợp nếu bơm ngừng áp lực từ trên cao dội lại sẽ được chặn bởi van một chiều tại đây giúp lupbe ở phía dưới bể nước không bị tụt ra ngoài hụt nước.
Van 1 chiều dạng lá lật
Van 1 chiều dạng lá lật (tên tiếng anh: swing check valve) là van một chiều, tuy nhiên do cấu tạo bên trong của nó có một chiếc lá lật qua lật lại khi dòng lưu chất đi qua nên được gọi là van một chiều lá lật.
Thông số kỹ thuật
Vật liệu | : Gang, nhựa, đồng, inox |
Kiểu lắp | : Mặt bích, ren, rắc co |
Nhiệt độ | : 0 ~ 200 độ C tùy vào vật liệu |
Tiêu chuẩn mặt bích | : DIN, JIS, ANSI, PN16 |
Áp lực | : PN10, PN16, PN25 |
Xuất sứ | : Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật |
Thời gian bảo hành | : 12 tháng |
Kích thước | : DN15-DN1500 |
Số lượng | : Có sẵn nhiều |
Giấy tờ | : VAT, CO, CQ, Phiếu bảo hành |
Phân loại van 1 chiều dạng lá lật
Theo kiểu lắp đặt, phân thành : van một chiều lá lật kiểu bắt ren và van một chiều lá lật kiểu lắp 2 mặt bích ( 2 mặt bích 2 đầu đường ống)
Căn cứ vào vật liệu chế tạo ra van một chiều lá lật bằng gang, inox, đồng, nhựa.
Van 1 chiều dạng lò xo
Van 1 chiều lò xo là loại van dùng để bảo vệ chống lại dòng chảy ngược, chỉ cho dòng chảy đi qua theo 1 hướng duy nhất và ngăn không cho dòng chảy theo chiều ngược lại. Van vận hành hoàn toàn tự động dựa vào lực chảy của dòng nước. Van được kết nối vòa hệ thống dạng mặt bích cả 2 mặt.
Đặc điểm
Đặc điểm cấu tạo của van 1 chiều lò xo là nó có thể lắp vào đường ống ở bất kỳ tư thế nào cũng không bị ảnh hưởng về chất lượng mà chế độ làm việc. Điều này giúp cho van có thể hoạt động đa dạng ở nhiều hệ thống.
Phân loại
Van một chiều loại cánh lật ( loại một cánh lật & loại hai cánh lật ), van một chiều dạng trục, van một chiều dạng nâng, van một chiều dạng bi…
- Van 1 chiều lá (Swing check valve)
- Van 1 chiều cánh bướm: + Wafer check valve
- Van 1 chiều đĩa (lọai này lại chia thành 02 nhóm gồm van một chiều lò xo và van môt chiều trọng lực) Lift check valve
- Van 1 chiều giảm chấn
- Van 1 chiều bi
- Van 1 chiều côn, Van 1 chiều đĩa hình nón
Một số lưu ý khi lắp đặt và sử dụng van một chiều máy bơm tăng áp
Dưới đây là một số những lưu ý khi bạn lắp đặt và sử dụng van một chiều máy bơm nước:
Chọn kích thước phù hợp
Các bạn nên sử dụng các loại van sở hữu kích thước đồng nhất với phần đường ống, tránh việc không kiểm tra trước khi mua về mà không thể dùng được, phải sở hữu một phần đệm ở giữa hai mặt bích của van và đường ống có tác dụng làm kín phần tiếp xúc đó và không để xảy ra tình trạng chất lỏng, khí tràn ra bên ngoài.
Lắp đặt đúng quy trình
Đối với van một chiều dạng bi là loại van có DN>250, tại thời điểm bi đi xuống bạn có thể lắp theo hướng trục thay đổi để làm giảm hiện tượng bị búa nước ra bên ngoài, ngoài ra cần cẩn thận dưới áp lực khi lắp ngang. Đinh ốc vít sở hữu thể được mở rất dễ dàng bằng tay mà bạn không cần phải sử dụng đến những dụng cụ tháo ốc, khi vận hành cũng rất tiện lợi.
Đối với van một chiều cánh bướm thì khi các bạn lựa chọn lắp theo chiều ngang thì trục của móc không tồn tại thể lắp chéo mà phải móc theo chiều đứng để đảm bảo hệ thống sở hữu có thể hoạt động được và bạn có thể lắp van bằng bí quyết sử dụng hook.
Cách lắp van 1 chiều cho máy bơm tăng áp đúng kỹ thuật
Ngoài việc chú ý lắp đặt và sử dụng van tăng áp 1 chiều đúng cách, để máy bơm hoạt động tốt nhất thì các bạn cũng nên tuân theo cách lắp đặt máy bơm tăng áp như dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị lắp đặt
Bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ và phụ kiện như máy bơm tăng áp phù hợp, van nước một chiều, đường ống, ốc vít, keo, vị trí lắp đặt…
Bước 2: Tiến hành lắp đặt
- Đầu tiên các bạn hãy nối đường ống từ bể nước vào máy bơm tăng áp, cần chú ý kích thước đường ống với kích thước đầu vào của máy bơm.
- Sau đó, bạn lựa chọn vị trí đặt van nước một chiều phù hợp (thông thường là tại vị trí ngõ ra của bơm) để nước có thể đẩy lên cao mà không bị dội lại khi bơm tăng áp ngừng hoạt động.
- Cuối cùng, gắn đường ống vào đầu ra của máy bơm tăng áp.
Bước 3: Vận hành thử
Bạn chỉ cần cắm điện là máy bơm hoạt động, sau đó hãy thử mở van nước và kiểm tra xem máy bơm hoạt động có ổn định hay không.
Một số chú ý khi lắp đặt máy bơm nước tăng áp
- Có những loại máy bơm nước tăng áp chân không đã được tích hợp sẵn van một chiều, tuy nhiên hầu hết là chưa có sẵn chính vì thế bạn cần phải mua ngoài và lắp đặt tại vị trí sát đầu máy bơm.
- Khi lắp máy bơm tăng áp vào đường ống thì bạn nên lắp giắc co, van khóa và một nhánh song song để khi sửa máy bơm hoặc không sử dụng máy bơm thì có thể tháo máy bơm tăng áp ra để dòng nước chảy theo nhánh khác.
- Khi lắp đặt máy bơm nước tăng áp thì bạn nên nối dây tiếp đất để tránh bị rò điện, đặc biệt là lắp đặt tại nơi ẩm ướt như nhà vệ sinh, nhà tắm.
Trong trường hợp bạn còn chưa làm được, hãy liên hệ tới hotline 0987.026.338 của điện nước Đức Dân để được trợ giúp nhé.
Chúc bạn thành công!
Tôi là Vũ Tuyền – kỹ thuật viên điện nước. Với hơn 10 năm trong nghề làm điện nước dân dụng, sửa chữa các thiết bị điện – nước như máy bơm, bồn cầu, quạt, vòi tắm – vòi chậu rửa… và chuyên nhận lắp đặt mới điện nước tại khu vực Hà Nội. Tôi và đội ngũ thợ lành nghề của Minh Hiếu đã trực tiếp thực hiện lắp đặt – sửa chữa cho rất nhiều công trình, rất nhiều thiết bị bị hư hỏng. Các loại đường ống nước từ cũ đến hiện đại đều đã được thực thi trực tiếp nhiều lần. Tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm và cách làm hiệu quả nhất đến mọi người để có thể tự khắc phục những lỗi đơn giản. Giúp tiết kiệm chi phí hơn