Trong hệ thống điện dân dụng thì cầu dao là một thiết bị được sử dụng khá nhiều như máy nước nóng, máy lạnh, điện,…Vậy cầu dao điện là gì? Nguyên ý cấu tạo và tác dụng? Nếu bạn chưa rõ về thiết bị này, thì chắc chắn bạn không nên bỏ qua bài viết này, nó giúp bạn khá nhiều đấy !
Cầu dao điện là gì?
Cầu dao là công tắc điện tự động dùng để bảo vệ mạch điện khi quá tải hoặc ngắn mạch. Chức năng đơn giản của cầu dao là dò tìm các dòng điện bị lỗi và ngắt mạch điện. Khác với cầu chì, cầu dao có thể đóng mở (bằng tay hoặc tự động) để trở lại điều kiện điện bình thường.
Cấu tạo
Cầu dao gồm có các bộ phận chính là lưỡi dao và hệ thống kẹp lưỡi, được làm bằng hợp kim của đồng. Ngoài ra bộ phận nối dây cũng được làm bằng hợp kim đồng.
Cầu dao có kích cỡ khác nhau, từ những thiết bị nhỏ dùng cho gia đình cho đến loại thiết bị chuyển mạch lớn để bảo vệ điện cao thế cho toàn bộ một thành phố.
Nguyên lí hoạt động
Nguyên lý hoạt động của cầu dao bảo vệ quá dòng khá đơn giản, dòng điện sẽ đi ra ở dây nóng và về ở dây mát (hoặc ngược lại: ra mát về nóng) ngược chiều nhau. Tức là từ trường biến thiên được sinh ra trong cuộn dây là ngược chiều nhau, trong trường hợp nếu 2 dòng điện này bằng nhau thì 2 từ trường biến thiên sẽ tự động triệt tiêu lẫn nhau làm cho điện áp đầu ra của cuộn thứ cấp= 0. Trong trường hợp điện áp qua 2 dây bị dò, lúc này dòng điện trên 2 dây sẽ khác nhau, do đó hai từ trường biến thiên sinh ra trong cuộn dây cũng sẽ khác nhau, từ đó làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trên cuộn dây. Dòng điện này sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng xem có lớn hơn dòng rò an toàn không?
Khi thao tác trên cầu dao, nhờ vào hệ thống lưỡi dao và hệ thống kẹp, mạch điện dc đóng ngắt. Trong quá trình ngắt mạch, càu dao thường xảy ra hồ quang, người sử dụng cần thực hiện dứt khoác để hạn chế sinh ra hồ quang.
Cầu dao chống giật có công dụng để làm gì? Cầu dao có tác dụng gì?
Cầu dao là khí cụ điện dùng để đóng – ngắt mạch điện có cường độ trung bình và nhỏ. Khác với công tắc, cầu dao ngắt đồng thời cả dây pha và dây trung hòa. Ngoài ra cầu dao còn được sử dụng để chuyển nguồn điện, đảo chiều quay của đông cơ điện (1 pha và 3 pha). Cầu dao không có chức năng tự động đóng ngắt mạch điện khi có sự cố ngắn mạch hoặc quá tải.
Để thực hiện chức năng này, nhà sản xuất đã lắp dây chì cho nó giúp nó bảo vệ mạch điện cầu chì. Aptomat là loại cầu dao có khả năng tự ngắt mạch điện khi có sự cố ngắn mạch hoặc quá tải nên còn gọi Aptomat là cầu dao tự động.
Các loại cầu dao
Cầu dao thông thường
Ở các loại cầu dao thông thường, việc đóng ngắt mạch điện hoàn toàn bằng tay. Khác với công tắc, cầu dao thông thường ngắt đồng thời cả dây pha và dây trung hòa. Các cầu dao này thường được trang bị thêm cầu chì để làm thiết bị ngắt mạch tự động khi dòng điện bị quá tải. Khi đó, cầu chì sẽ bị chảy ra và làm ngắt mạch. Để phục hồi trạng thái đóng điện, cần phải thay cầu chì mới trong trạng thái cầu dao ngắt, sau đó mới đóng mạch cầu dao trở lại.
Cầu dao phụ tải là gì ?
Cầu dao phụ tải LBS (Load Break Switch) là một khí cụ điện dùng để đóng cắt mạch điện. Có công dụng như một cầu dao liên động, tuy nhiên nó có ưu việt hơn hẳn cầu dao thường đó chính là khả năng đóng/cắt được khi có tải.
Ký hiệu: D (Dao phụ tải); N (Lắp đặt ngoài trời); T (Lắp đặt trong nhà); Điện áp danh định (kV); Dòng điện danh định (kV)
Cầu dao tự động – cầu dao chống giật CB
Các loại cầu dao hiện đại hơn, ngoài chức năng đóng ngắt mạch điện bằng tay, còn bổ sung chức năng tự động ngắt mạch điện khi dòng điện bị quá tải hoặc ngắn mạch. Một số tính năng bổ sung khác như chức năng dò tìm các dòng điện bị lỗi, chống rò điện đất hoặc đóng mở tự động để trở lại điều kiện điện bình thường. Cầu dao tự động có nhiều loại, ngắt 1 pha và 3 pha.
Cầu dao tự động trong tiếng Việt còn được gọi là Aptomat (gọi theo phiên âm rút gọn của từ Автоматический выключатель trong tiếng Nga) hoặc CB (gọi theo chữ cái đầu của từ Circuit breaker trong tiếng Anh).
Mỗi chiếc cầu dao chống giật lại được sản xuất và thiết kế với từng chức năng riêng biệt, chủ yếu được phân chia thành các dòng chính như RCBO, RCCB và ELCB:
RCCB
Đây là dòng cầu dao chống giật với chức năng cơ bản là phát hiện và chống dòng điện rò, tự động ngắt mạch để bảo vệ an toàn cho hệ thống điện cũng như người sử dụng.
RCBO
Đây là dòng CB – cầu dao chống giật tương tự như cầu dao tự động MCB. Nhưng được tích hợp thêm chức năng chống dòng rò, an toàn hơn và chỉ có dòng điện định mức dao động trong khoảng 6A đến 63A.
ELCB
Đây là dòng CB chống giật có chức năng tự động ngắt mạch an toàn khi phát hiện các sự cố ngắn mạch. Quá tải và dòng rò, thiết kế thêm mạch điện đi qua nó về phía thiết bị tiêu thụ, cùng rơ le bảo vệ chạm đất, bảo vệ thiết bị điện hiệu quả hơn và còn chống được các dòng rò xuống đất bảo vệ an toàn tuyệt đối cho người sử dụng và thường được lắp cùng các máy nước nóng. Đặc biệt các loại cầu dao chống giật này có tính năng chống rò dòng điện, đối với các mạch điện âm tường thì điểm này cực kì quan trọng và giúp ích để hạn chế cháy nổ tốt nhất do chập điện, phát nhiệt.
Cầu dao đảo chiều 1 pha
Cầu dao đảo chiều 1 pha có 3 vị trí đấu nối điện, mỗi vị trí đấu nối có 2 cực. Cấu tạo cơ bản của một cầu dao đảo chiều gồm có đế sứ cách điện, các đầu ốc vít để mắc nối dây điện, cần gạt điều khiển. Và được bao bọc bằng một lớp vỏ nhựa để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
cầu dao 1 pha ký hiệu
Cầu dao 2 chiều
cầu dao 2 chiều
Cầu dao 3 pha 2 ngả – cầu dao đảo chiều 3 pha
Cầu dao đảo chiều có 3 khớp (3 tiếp điểm), mục đích là để chuyển đổi nguồn điện theo từng trường hợp cụ thể. Ví dụ khi kéo lên sẽ lấy điện lưới, kéo đến giữa cầu dao sẽ tắt điện, kéo xuống thì dùng điện từ máy phát điện hoặc thông qua ổn áp.
Tác dụng chính của cầu dao đảo chiều là bảo vệ máy phát điện. Tuyệt đối không nên mắc đường dây máy phát điện vào thẳng cầu dao tổng. Khi có điện lưới nếu không kịp tắt máy phát điện mà bật ngay cầu dao tổng lên. Thì tất cả thiết bị điện sẽ cháy và máy phát điện sẽ bị hư hỏng.
Trong một số trường hợp, người ta sử dụng cầu dao đảo chiều cùng với máy ổn áp, dùng cho 2 trường hợp : Có dùng ổn áp hoặc không dùng ổn áp.
So sánh cầu dao điện và Aptomat
Cầu dao và Aptomat giống nhau ở điểm nào?
Cầu dao và aptomat giống nhau ở điểm nào?
Điểm khác nhau
Cầu dao | Aptomat | |
Thiết kế | Cầu dao điện được thiết kế rất đơn giản bao gồm các tay gạt của aptomat giúp cho người dùng có thể linh hoạt trong thao tác gạt cầu dao điện. | Aptomat được thiết kế với các pha và các cực khác nhau. Tùy vào số cực khác nhau mà kích thước của aptomat được thiết kế là hoàn toàn khác nhau. |
Tính năng | Cầu dao điện chỉ đơn thuần được lắp đặt để người dùng có thể ngắt được cầu dao khi lắp hệ thống điện, đi dây dẫn hoặc lắp các thiết bị điện trong gia đình. Cầu dao điện không thể tự động ngắt được dòng điện hay hệ thống điện khi xảy ra các sự cố về dòng điện. | Aptomat có nhiều tính năng nổi bật hơn so với cầu dao điện. Đó là sử dụng aptomat khi lắp đặt ở các không gian công trình khác nhau để sử dụng cho hệ thốn dây dẫn và các thiết bị điện thì aptomat thực hiện các chức năng ngắt các dòng điện, tự động ngắt được các sự cố khi xảy ra đối với các thiết bị điện. Aptomat giúp khắc phục được các tình trạng cháy nổ xảy ra đối với các thiết bị điện, |
Giá thành | Cầu dao điện có giá thành phải chăng và phù hợp hơn so với aptomat | Đắt hơn cầu chì |
THAM KHẢO : TOP 5 LOẠI APTOMAT CHỐNG GIẬT PHỔ BIẾN NHẤT NĂM 2020
Cách đấu cầu dao chống giật
Chú ý ký hiệu khi đấu CB chống giật
Nếu anh chị em nào đã từng làm trong nghành điện thì chắc sẽ dễ dàng đấu dây CB chống giật Panasonic nó cũng tương tự và giống với các CB chống giât khác trên thị trường, các anh em lắp như sau nhé:
Trên CB chống giật Panasonic thường sẽ có ký tự N, đây là dây trung tính (hay còn gọi là dây mass), còn 1 bên sẽ không có ký hiệu còn lại sẽ là dây nóng, dây lửa. Khi đấu dây, dây nóng sẽ cho đi qua đúng đường của nó, dây nguội sẽ đi qua đầu nguội.
Trên Aptomat sẽ có 1 nút được gọi là nút Test ( Test monthly) ký hiệu T giúp bạn test xem CB còn hoạt động tốt hay không, thường là khi bạn lắp xong rồi mới test.
Những cách đấu CB chống giật Panasonic
Cách 1: Đấu dây CB sống
Chúng tôi khuyên không nên đấu sống vì rất nguy hiểm, còn nếu trường hợp bắt buộc hoặc bất khả kháng, bạn nên mặc đồ bảo hộ và cách ly với mặt đất. Quy tắt đấu điện sống là chúng ta đấu dây trung tính trước.
Cách 2: Đấu dây CB chết
Là cắt cầu dao tổng trước khi đi dây điện vào CB, như vậy sẽ an toàn hơn. Chúng tôi khuyên nên sử dụng cách này.
sơ đồ đấu cầu dao đảo chiều 1 pha
1/ Đấu CB chống giật an toàn
Bước 1:
Bước đầu tiên, nếu bạn chưa có từng lắp CB chống giật thì lắp bình thường. Còn nếu đã từng lắp và bây giờ muốn thay thế thì các bạn tháo CB chống giật cũ ra trước.
Sử dụng bút thử điện để thử vào 4 đầu ốc xem còn điện không rồi tiến hành làm bước tiếp theo?
Bước 2:
Tiếp theo bạn đưa dây trung tính vào lỗ CB chống giật trung tính( có ký hiệu N) rồi siết chặt lại. Sau đó lấy dây nóng gắn tiếp vào đầu dây lửa của CB ( kế bên đầu N vừa gắn). Như vậy là bạn đã tiếp điện, lúc này CB đã có điện, các bạn hãy cẩn thận hơn nhé. Vì vậy các bạn đừng chạm tay vào phần kim loại của tua vít đang gắn ốc nhé.
Bước 3:
+ Đưa dây trung tính vào lỗ CB trung tính : Gắn vào đầu trung tính
+ Lắp đầu dây nóng còn lại.Lưu ý, sau khi gắn 2 đầu như trên, bạn hãy tắt công tắc CB đi nhé để đảm bảo an toàn và làm nhanh hơn rồi làm bước tiếp theo.
+ Tiếp theo bạn lấy dây trung tính ở đầu còn lại bắt vào đầu N còn lại của CB chống giật nhé. Và cũng lắp lỗ còn lại của CB chống giật.
Bước 4:
Tắt công tắc CB khi sau khi lắp CB xong.
Vậy là xong. Bạn có thể sử dụng bình thường. Và chúng tôi khuyên bạn chỉ nên thực hiện đấu dây khi có kinh nghiệm nếu không bạn nên nhờ đến thợ sửa điện. Không nên tự ý mình làm ở nhà và đảm bảo là nên đấu dây theo kiểu chết ( Tức cắt cầu dao tổng trước khi làm nhé.)
Cách đấu cầu dao đảo chiều 3 pha
Từ cầu dao chính của điện lưới sẽ đấu nối thêm 1 đường riêng tới 1 cầu dao đảo chiều, một đường dây riêng thứ 2 sẽ nối vào điện máy phát điện.
Cách vận hành:
+ Bước 1: Khi nào cúp điện bạn nên tắt công tắc điện của tất cả các thiết bị điện đang sử dụng và kéo cầu dao đảo đến điểm giữa để cách ly phụ tải và thiết bị khỏi cả nguồn điện lưới quốc gia và điện máy phát.
+ Bước 2: Bật máy phát điện lên, kiểm tra đồng hồ tới đạt mốc 200V trở lên khi chạy không tải để máy phát điện khởi động và chạy ổn định.
+ Bước 3: Kéo cầu dao đảo chiều nối với nguồn điện từ máy phát ra cung cấp cho các thiết bị, để an toàn bạn nên bật lần lượt từng thiết bị một.
+ Bước 4: Khi nào có điện lưới quốc gia trở lại, bạn cũng làm theo các bước trên, chỉ có điều khác duy nhất là cầu dao đảo sẽ nối với nguồn điện lưới.
Cách đấu cầu dao đảo chiều 1 pha
Lưu ý trước khi lắp đặt phải đảm bảo ngắt hết tất cả các nguồn điện vào để đảm bảo an toàn.
Bước 1: Chọn vị trí lắp đặt cầu dao đảo chiều 1 pha phù hợp thuận tiện cho việc sử dụng cũng như bảo dưỡng. Tháo nắp nhựa cách điện, dùng vít cố định cầu dao vào vị trí cần lắp.
Bước 2: Đấu 2 dây dùng cho tải tiêu thụ điện vào hai chấu giữa của dầu dao đảo chiều.
Bước 3: Đấu 2 dây nguồn của điện lưới vào 2 cực trên hoặc dưới của cầu dao đảo, dùng bút thử điện kiểm tra lại hai dây 1 lần nữa trước khi đấu nối.
Bước 4: Đấu 2 dây nguồn lấy điện áp từ máy phát điện vào hai cực còn lại của cầu dao đảo.
Bước cuối cùng là kiểm tra lại các vị trí đấu nối đã chính xác và chắc chắn chưa. Nếu đã chính xác thì lắp nắp bảo vệ vào và đóng nguồn điện vào để sử dụng.
Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào cần sự trợ giúp. Hãy liên hệ ngay tới hotline của điện nước Minh Hiếu ngay nhé!
Hotline tư vấn miễn phí 24/7 : 0987.026.338
Tôi là Vũ Tuyền – kỹ thuật viên điện nước. Với hơn 10 năm trong nghề làm điện nước dân dụng, sửa chữa các thiết bị điện – nước như máy bơm, bồn cầu, quạt, vòi tắm – vòi chậu rửa… và chuyên nhận lắp đặt mới điện nước tại khu vực Hà Nội. Tôi và đội ngũ thợ lành nghề của Minh Hiếu đã trực tiếp thực hiện lắp đặt – sửa chữa cho rất nhiều công trình, rất nhiều thiết bị bị hư hỏng. Các loại đường ống nước từ cũ đến hiện đại đều đã được thực thi trực tiếp nhiều lần. Tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm và cách làm hiệu quả nhất đến mọi người để có thể tự khắc phục những lỗi đơn giản. Giúp tiết kiệm chi phí hơn