Chi tiết cấu tạo 3 loại van khóa nước 1 chiều đáng dùng nhất 2022

Van khóa nước 1 chiều tiếng anh là Check valve. Đây là thiết bị bảo vệ đường ống dẫn, cho phép dòng chất lỏng-khí đi qua chỉ theo 1 hướng nhất định và ngăn cản dòng theo hướng ngược lại. Vậy tác dụng, cấu tạo van khóa nước 1 chiều thế nào? Cách lắp ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

Tác dụng van khóa nước 1 chiều trong lắp đặt – sửa chữa đường ống nước

Van 1 chiều được lắp đặt trên hệ thống đường ống giúp bảo vệ đường ống dẫn vận hành ổn định. Van cho phép dòng chất lỏng – khí đi qua van ống chỉ theo 1 hướng nhất định và ngăn cản dòng theo hướng ngược lại.

Van một chiều được sử dụng để bảo vệ các thiết bị của mạch thủy lực như ống dẫn, máy bơm, bình chứa… Ngoài ra van một chiều còn có tác dụng ngăn ngừa sự mất mát chất lỏng-khí khi có sự cố rò rỉ, hỏng hóc ống dẫn.

Tác dụng van khóa nước 1 chiều

Tác dụng van khóa nước 1 chiều

 

Van một chiều có nhiều kiểu như loại có hai lá lật, mặt bích, van bằng đồng, inox,…Van một chiều bao gồm 2 dạng chính là: dạng trượt và dạng cửa xoay.

Như vậy bất kì hệ thống đường ống cần lắp đặt van một chiều nhằm điều hướng dòng chảy và giúp tránh các sự cố bể ống, rò rỉ, hỏng hóc giúp hệ thống hoạt động ổn định.

Ứng dụng

Van 1 chiều có nhiều ứng dụng rộng rãi trong nhiều thiết bị thủy lực cụ thể:

  • Hệ thống đường ống, hệ thống kỹ thuật nước, nhiệt, hơi, hệ thống thông gió, chữa cháy, điều hòa không khí, các khu xử lý chất thải, phòng cháy chữa cháy ở các tòa nhà chung cư cao tầng, trường học, khách sạn và các nhà máy ở các khu công nghiệp…
  • Lắp đặt trong các công trình xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư, khu công nghiệp…
  • Van kiểm tra được lắp đặt trong các nhà máy sản xuất nước sạch…
  • Hoặc cũng được sử dụng cho các đầu cấp nước vào bình nóng lạnh hay một vài vị trí trữ nước trên cao.

Khi bạn lắp mới hay sửa chữa đường ống nước ở những vị trí như thế này. Luôn lưu ý phải lắp đặt thêm van một chiều.

Ưu và nhược điểm của van 1 chiều

Ưu điểm khi sử dụng van một chiều nước đó là lắp đặt dễ dàng, giá thành rẻ đảm bảo đường ống ổn định và không gây tác động nhiều khi lắp đặt, sử dụng được cho nhiều loại chất .

Tuy nhiên van một chiều có một vài nhược điểm đó là các vòng đệm hoặc gioăng rất dễ hư hỏng làm giảm tuổi thọ của van .

Ký hiệu của van khóa nước 1 chiều

Trong các bản vẽ thiết kế đường ống nước thì van khóa nước là bộ phận không thể thiếu. Chúng thường được ký hiệu như sau:

Ký hiệu của van khóa nước 1 chiều

Ký hiệu của van khóa nước 1 chiều

Cấu tạo van khóa nước 1 chiều

Van một chiều có rất nhiều loại khác nhau, vì thế cấu tạo cũng có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, dựa vào những đặc điểm chung của loại van này, mà ta đưa ra các thành phần cấu tạo cơ bản như sau:

Cấu tạo van khóa nước 1 chiều

Cấu tạo van khóa nước 1 chiều

1/ Nắp đậy: Là bộ phận để kiểm tra tình trạng van giúp chúng ta bảo trì hoặc sửa chữa nếu sảy ra sự cố. Chúng được làm theo thành phần cấu tạo của thân van như gang, thép, inox…
Chốt: là bộ phận thuộc bulong được làm từ inox 304.

2/ Thân van: Đây là bộ phận bên ngoài định hình cấu trúc van, 2 đầu của thân có nắp bích hoặc ren để kết nối van với hệ thống đường ống. Thân van được làm từ các chất liệu inox, gang , thép một số được làm từ đồng và nhựa.

3/ Chốt định vị: Được làm từ thép không rỉ.

4/ Vòng đệm: là bộ phận có tác dụng làm kín và giảm âm thanh, chúng được làm từ cao su.

5/ Chốt đĩa: Thông thường được làm bằng thép không rỉ

6/ Phần đĩa hoặc bóng – bi: Đây là bộ phận chính thực hiện chức năng, cho dòng lưu chất chảy qua theo một chiều nhất định. Bộ phận này thông thường được làm bằng gang, thép bọc cao su hoặc inox.

Và mỗi dạng van trượt thì phần thân van có đôi chút khác nhau. Cụ thể là:

Van một chiều dạng trượt

So với các dạng van một chiều khác, van một chiều dạng trượt có cấu trúc đơn giản hơn nhiều. Nhờ cấu tạo đơn giản van một chiều dạng trượt đảm bảo độ tin cậy khi làm việc, nhưng cũng vì thế mà van một chiều dạng trượt dễ bị tắc nếu chất lỏng không được lọc kỹ.

Các bộ phận của van dạng trượt 

  • Phần tử trượt
  • Mặt đế đỡ
  • Phần tử trợ lực

Loại van này thường lắp trên đoạn ống nằm ngang

Cấu tạo van 1 chiều dạng trượt

Cấu tạo van 1 chiều dạng trượt

Cấu trúc van một chiều dạng trượt

Van 1 chiều dạng trượt luôn đảm bảo trục đường ống dẫn vuông góc với trục của mặt đế đỡ. Thường thì phần tử trượt nằm trên đĩa đỡ nhờ chính khối lượng của nó, nhưng như vậy luôn phải đảm bảo van được lắp đặt nằm ngang. Để đảm bảo van một chiều dạng trượt có thể lắp trên đoạn ống nằm đứng, người ta sử dụng lò xo làm phần tử hỗ trợ kẹp chặt. Một phương án khác có thể sử dụng là thay đổi cấu trúc van: van một chiều bi trượt. Loại van này chỉ được sử dụng ở đường ống nhỏ.

Van một chiều dạng cửa xoay

Các bộ phận của van dạng cửa xoay

  • Phần tử xoay
  • Mặt đế đỡ
  • Phần từ trợ lực

Loại van này thường lắp trên đoạn ống nằm ngang hoặc thẳng đứng.

Cấu tạo van khóa nước 1 chiều cửa xoay

Cấu tạo van khóa nước 1 chiều cửa xoay

Điểm đặc trưng của van một chiều dạng cửa xoay

Điểm đặc trưng là trục của mặt đế đỡ luôn trùng với trục đường ống dẫn chất lỏng-khí.

Khi không có dòng chất lỏng-khí tới van, mặt đế đỡ được đóng kín bởi cửa xoay.

Khi có dòng chất lỏng-khí tới van, cửa xoay quay quanh trục tạo khe hở cho phép chất lỏng-khí đi qua van.

Khi ngắt dòng qua van cửa xoay quay trở về vị trí đóng nhờ khối lượng của chính nó. Ở dạng van nằm ngang, trục quay của cửa xoay được thiết kế cao hơn so với trục đường ống, để đảm bảo cửa sập quay về vị trí đóng khi không có dòng. Tại thời điểm ngắt dòng qua van, cửa xoay từ vị trí mở quay về vị trí đóng, với những van có kích thước lớn, có thể tạo ra va đập thủy lực giữa cửa xoay và mặt đế đỡ.

Van một chiều dạng bích

Van một chiều mặt bích hay van một chiều lắp bích, van một chiều nối bích, van một chiều hai mặt bích.

Van một chiều dạng bích đem lại hiệu quả cao về mặt kỹ thuật với ưu điểm chính làm giảm chiều dài lắp van và chi phí lắp ráp.

Van 1 chiều dạng đĩa bích

Van 1 chiều dạng đĩa bích

Điểm đặc trưng của van một chiều dạng bích

Sự khác biệt cơ bản của van một chiều dạng bích với các van một chiều khác là không sử dụng các mặt bích để nối van với đường ống dẫn. Nhờ đó mà khối lượng van giảm 5 lần, và độ dài lắp ráp van giảm 6-8 lần so với các van một chiều khác.

Phần tử làm việc của van dưới tác dụng của dòng chất lỏng-khí di chuyển dọc theo hướng chảy và tạo ra khe hở cho phép dòng chất lỏng qua van. Van dạng bích có thể lắp đặt theo cả phương ngang và phương đứng.

Van một chiều dạng bích có 2 loại

  • Đĩa bích lò xo: Nguyên lý hoạt động tương tự với nguyên lý hoạt hoạt động của van 1 chiều bi trượt. Sử dụng đĩa bích lò xo nhằm mục đích tiết kiệm chiều dài lắp van, và khối lượng van. Kích thước đĩa bích lò xo 15-200mm.
  • Dạng cửa đôi: Kích thước 50-700mm. Sử dụng van 1 chiều dạng cửa đôi để ngăn ngừa va chạm thủy lực.

Nguyên lý hoạt động

Cửa van ở trạng thái đóng khi không có dòng chất lỏng hay khí chảy qua van do tác dụng của trọng lượng của chính cửa van hoặc lực lò xo giúp cho van “Đóng”.

Nguyên lý hoạt động của van khóa nước 1 chiều

Nguyên lý hoạt động của van khóa nước 1 chiều

Khi xuất hiện dòng chảy đến van, phần tử trượt (cửa xoay) dưới tác động của năng lượng dòng chảy bị đẩy khỏi vị trí đóng và cho phép dòng chảy đi qua van.

Tại thời điểm vận tốc dòng chảy về không, phần tử trượt (cửa xoay) quay về vị trí đóng. Áp suất cửa ra của van tác động lên phần tử trượt giữ chặt phần tử trượt ở vị trí đóng và ngăn cản dòng chảy về hướng cửa vào của van.

Sự hoạt động của van một chiều hoạt động hoàn toàn tự động dưới tác động của dòng chảy chất lỏng – khí.

Cách lắp van khóa nước 1 chiều

Nguyên tắc lắp đặt van 1 chiều

Van một chiều dạng trượt được lắp trên đoạn ống dẫn nằm ngang. Van một chiều dạng cửa có thể lắp trên đoạn ống dẫn nhiều hướng như hướng nằm ngang hoặc thẳng đứng. Loại van này chuyên dùng cho các đường ống tại bình năng lượng mặt trời, bồn nước chứa. Hay van nước một chiều đồng hồ nước, van nước một chiều máy bơm nước…

Cách lắp van khóa nước 1 chiều

Cách lắp van khóa nước 1 chiều

Chuẩn bị

  • Van một chiều lá lật , một chiều lò xo .. nối ren , nối bích .. tùy theo đường ống của bạn
  • Bích – ron hoặc băng keo tan nếu là nối ren
  • Dụng cụ cắt ống
  • Thước đo khoảng cách để cắt ống cho chuẩn xác
  • Vị trí lắp đặt van một chiều trên đường ống
  • Bộ cờ lê mỏ lết để thao tác vặn khóa
  • Bộ ren trong hai đầu đường ống

Bước 1:  Xác định vị trí lắp van và vệ sinh

Sau khi xác định vị trí lắp đăt van nước một chiều trên đường ống dùng dụng cụ cắt ống cắt ngang.

Sau đó lấy giẻ lau sạch các vị trí cắt cả trong và ngoài đường ống tránh để các mạt bụi rơi vào đường ống.

Bước 2: Lắp van

Dùng keo gắn 2 đầu ren trong vào đường ống , dùng băng keo non ( băng tan ) quấn vào 2 đầu ren của van một chiều trước khi xiết. Nhằm đảm bảo không bị rò rỉ nước nếu bước ren bị hở . Sau khi làm xong cho nước chảy qua đường ống kiểm tra và sau đó là hoàn tất quá trình lắp đặt.

Lưu ý quan trọng

  • Kích thước của đường ống và van phải đồng nhất
  • Lắp đúng chiều và 1 đầu trục van ở vị trí mũi tên màu đỏ để lưu chất tác động đều hai cánh van
  • Giữa hai mặt bích của đường ống và van cần phải có đệm làm kín. Đệm làm kín phải có đường kính bằng đường kính của van, tránh trường hợp đệm làm kín sai kích thước gây tắc hoặc rò rỉ hệ thống.
  • Xiết bulong, đai ốc từ từ theo mặt phẳng
  • Chú ý về khoảng cách, một khoảng cách tối thiểu cần được đánh giá cao giữa van một chiều và các yếu tố khác để tránh xung đột thủy lực.

Dù ống nước bạn đang sử dụng là ống kẽm, ống nhựa chịu nhiệt… Tất cả các vật liệu đều có thể lắp đặt thêm loại van khóa một chiều này. Để ngăn cho dòng nước không trào ngược lại hướng bạn không mong muốn.

Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình lắp đặt hay sửa chữa van 1 chiều. Hãy liên hệ tới hotline 0987.026.338 của thợ sửa đường nước tại Hà Nội – đảm bảo sẽ nhận được tư vấn từng vị trí cần lắp van khóa nước một chiều hữu ích nhất. Đảm bảo tính độc lập cho mỗi thiết bị dùng nước bên trong.

 

 

 

Comments

comments

Related Posts

Add Comment

0987.026.338