Các loại công tắc điện được sử dụng nhiều nhất

Công tắc điện là thiết bị điện quan trọng trong hệ thống điện của ngôi nhà cũng như các công trình. Việc lựa chọn loại công tắc điện cần phải phù hợp với các nhu cầu sử dụng để hạn chế sự cố cần sửa chữa, thay thế thiết bị điện. Do đó việc nắm bắt chi tiết từng loại công tắc là điều cần thiết để giúp bạn đưa ra lựa chọn sáng suốt cho công trình nhà bạn. Vậy thì bạn không nên bỏ qua nội dung bài viết dưới đây.

Công tắc điện tiếng anh là gì?

Công tắc điện tiếng anh là Switch. Đây là một thiết bị được thiết kế để đóng hoặc ngắt dòng điện trong mạch tự động hoặc thủ công. Mỗi ứng dụng điện và điện tử sử dụng ít nhất một công tắc để thực hiện thao tác BẬTTẮT thiết bị. Công tắc điện thường được sử dụng trong các mạch điện chiếu sáng hoặc đi kèm với đồ dùng điện.

Công dụng của công tắc điện là gì? Công tắc điện dùng để làm gì? 

Việc nắm được công dụng của công tắc điện giúp bạn dễ dàng lắp đặt, khắc phục khi có sự cố từ công tắc điện cũng đơn giản hơn khá nhiều. Chính vì vậy việc nắm được công dụng của công tắc điện giúp ích cho chúng ta rất nhiều.

Chúng có công dụng của công tắc điện là công tắc bật tắt dùng để có thể điều khiển các thiết bị sử dụng điện duy nhất. Tuy nhiên ở mỗi loại thì chúng lại sẽ ứng dụng. Và các mạch điện của chúng sẽ cụ thể khác nhau. Giúp phục vụ các nhu cầu của người sử dụng công tắc điện trong tùy từng các công trình.

Cấu tạo

Công tắc điện là một trong những thiết bị được sử dụng dùng để có thể đóng cắt dòng điện bằng tay thường. Và nó được sử dụng trong các mạch điện chiếu sáng đi kèm theo cùng với lại các thiết bị đồ dùng điện. Công tắc điện gồm :

cấu tạo công tắc điện

Công tắc điện gồm : vỏ, cực động và cực tĩnh

+ Lớp vỏ: Thông thường thì lớp vở này thường được làm bằng nhựa. Và nó được bao bọc bên ngoài của thiết bị. Không những vậy lớp vỏ này còn được trang trí để tăng thêm tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm. Lớp vỏ còn có nghiệm vụ bảo vệ bên trong và bên ngoài công tắc.

Ở bên trong nó giúp bảo vệ các linh kiện giúp tránh khỏi được các tác nhân của thời tiết. Còn bên ngoài lớp vỏ có nghiệp vụ giúp bảo vệ người sử dụng khi tiếp cận thiết bị.

+ Cực: Phần cực này cũng là một trong cấu tạo của công tắc điện. Nó bao gồm cực động, cực tĩnh và bộ phận này thường được chế tạo bằng đồng.

Nguyên lý làm việc của công tắc điện

Công tắc điện có nguyên lý hoặt động tương đối đơn giản: Khi đóng công tắc cực động tiếp xúc với cực tĩnh làm kín mạch. Khi cắt công tắc cực động tách khỏi cực tĩnh làm hở mạch, ngắt điện khỏi thiết bị.

Vị trí lắp đặt của công tắc thường nằm trên dây pha, nối tiếp với tải và sau cầu chì.

Các loại công tắc điện

Việc phân loại các loại công tắc phụ thuộc vào hai yếu tố sau:

  • Dựa vào số cực phân các loại công tắc điện thành công tắc điện hai cực, công tắc điện ba cực….
  • Dựa vào các thao tác đóng – cắt phân thành các loại công tắc bật, công tắc bấm, công tắc xoay…

Một số loại công tắc điện phổ biến trên thị trường hiện nay:

1/ Công tắc điện 1 chiều (2 cực)

Công tắc điện 1 chiều hay còn gọi là công tắc 2 cực có 1 tiếp điểm bao gồm 2 cực : 1 cực động và 1 cực tĩnh. Công tắc này thường được lắp đặt trong các mạch điện có công suất không quá lớn, dùng để điều khiển các thiết bị sinh hoạt trong gia đình như tivi, đèn, quạt…Dễ sử dụng và lắp đặt.

2/ Công tắc điện 2 chiều (3 cực)

Công tắc 2 chiều hay còn gọi là công tắc 3 cực là loại công tắc có 3 tiếp điểm, mỗi một công tắc có 1 cực đầu vào và 2 cực đầu ra. Ứng dụng khi muốn sử dụng hai công tắc điều khiển cùng một thiết bị ở hai vị trí khác nhau. Loại công tắc này thường được sử dụng trong các mạch điện cầu thang ở các tòa nhà cao tầng.

3/ Công tắc dimmer đèn, quạt

Thiết bị này được sử dụng phổ biến trong việc điều chỉnh độ sáng của các loại đèn, tốc độ quay của quạt. Công tắc dimmer mang lại cho bạn những trải nghiệm tốt hơn về xử lý độ sáng, tốc độ quay của quạt trong việc kiểm soát điện năng tiêu thụ từ đó giúp tiết kiệm điện năng tốt hơn.

4/ Công tắc điện on off

Công tắc điện on off cũng là một trong những công tắc được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Và nó cũng được sử dụng trong khá nhiều các công trình cũng như khu công nghiệp khác nhau. Loại công tắc điện on off này rất thuận tiện cho người sử dụng.

Công tắc điện on off

Công tắc điện on off : 3 chần, 4 chân và 6 chân

Đây là loại công tắc mà khá thuận tiện trong quá trình mất điện. Bởi chúng ta chỉ cần nhìn vào kí hiệu on/off ở trên công tắc điện là chúng ta có thể định hình được là công tắc đã bật tắt chưa.

– Khi chúng ta điều khiển một thiết bị nào đó mà xa công tắc. Thì việc chúng ta có thể định hình được công tắc đang bật hay tắt cũng dễ hơn khá nhiều.

– Giá của các loại công tắc on off này cũng không khá cao. Mà nó lại có rất nhiều các mẫu mã và hãng khác nhau cho mọi người có thể lựa chọn. Có các loại :

  • Công tắc điện 3 chân
  • Công tắc điện 4 chân
  • Công tắc điện 6 chân

5/ Công tắc điện gạt

Thường thì các sản phẩm công tắc gạt này sẽ được lựa chọn để lắp đặt trong môi trường mạch điện công nghiệp cần đảm bảo an toàn cũng như sự phát hiện. Cụ thể là thiết bị được dùng nhiều trong các dây chuyển sản xuất, băng tải… của các nhà máy, xí nghiệp…Lựa chọn thiết bị sẽ là sự đảm bảo an toàn cao nhất cho cả người dùng và các thiết bị điện trong hệ thống.

Công tắc gạt được thiết kế với 3 bộ phận cơ bản gồm: bộ phận truyền động, thân công tắc và phần chân cắm. Cấu tạo này tùy theo từng nhà sản xuất khác nhau sẽ có thêm một vài điểm khác biệt để tạo yếu tố thương hiệu.

Công tắc điện gạt

Công tắc điện gạt

  • Kích thước của công tắc nhỏ gọn, sử dụng đơn giản nên không chiếm dụng nhiều diện tích khi lắp đặt.
  • Sản phẩm được thiết kế với nhiều loại khác nhau như: loại 2 vị trí, 3 vị trí hay loại nấc nhỏ, nấc trung, có nhiều chân từ 2 – 6 chân.
  • Giá thành của công tắc rất rẻ nên nó sẽ giúp người dùng không phải đắn đo nhiều khi lựa chọn để lắp đặt.

6/ Công tắc điện dây kéo

Là loại công tắc được sử dụng trong các hệ thống băng chuyền dài, mỗi bằng chuyền sẽ lắp một công tắc. Một sợi cáp đươc gắn vào vòng khoen của công tắc, một đầu sẽ gắn vào một chổ cố định, khi có sự cố thì công nhân có thể đứng bất kỳ đâu trên băng chuyền, chỉ cần giật giây cáp là có thể tác động công tắc và ngừng máy, khi bị tác động thì trạng thái của công tắc sẽ duy trì, không tự trả về trạng thái, khi nào kéo nút reset trên công tắc thì mới quay về trạng thái ban đầu.

Công tắc điện dây kéo

Công tắc điện dây kéo

Chiều dài dây cáp có thể lên đến tối đa 16 mét, chú ý lắp các định vị và công tắc thật chặc tránh bung ra trong quá trình kéo khẩn, vì cần một lực kéo lớn mới có thể tác động công tắc hành trình khẩn.

7/ Công tắc điện rời

Công tắc điện rời là loại công tắc điện thông thường. Nó là thiết bị được sử dụng khá phổ biến hiện nay tại các công trình dân dụng lẫn các công trình công nghiệp khác nhau. Chúng dùng để bật tắc các thiết bị điện thông thường như: Đèn chiếu sáng, tivi, máy giặt,…

Công tắc điện rời

Công tắc điện rời

Loại công tắc này nó thường được lắp nổi hoặc âm tường. Với thiết kế của công tắc điện rời có khá nhiều các kiểu dáng khá nhau như: hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật,…Và hiện nay có khá nhiều các thương hiệu sản xuất loại công tắc điện rời này như: Panasonic, Sino, Simo,…

8/ Công tắc điện ngoài trời

Công tắc điện ngoài trời cũng là thiết bị điện được sử dụng khá nhiều hiện nay. Nó có một vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ thống điện của gia đình. Và những công tắc điện ngoài trời này khi lắp đặt. Thì chúng ta cần lựa chọn công tắc điện đó sẽ phải chống chịu được với rất nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Và để có thể đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Thì chúng ta nên lựa chọn loại công tắc điện ngoài trời này thì có thể mặt che mưa.

Công tắc điện ngoài trời

Công tắc điện ngoài trời có nắp đậy

Công tắc điện có mặt che mưa có thể giúp cho việc chống thấm nước tốt. Và có thể giúp đảm bảo giúp cho vệ được công tắc ở bên trong. Để giúp cho việc chống khỏi hơi ẩm nên có thể giúp cho việc lắp đặt ở điều kiện ngoài trời rất thuận lợi.

9/ Công tắc điện có remote

Công tắc điện điều khiển từ xa được xem là một trong những tiến bộ của công nghệ hiện đại, đang dần được ứng dụng phổ biến trong các gia đình hiện nay.

Sản phẩm công tắc với nhiều ứng dụng công nghệ mới, hiện đại cho phép người dùng có thể dễ dàng điều khiển tắt hoặc mở các thiết bị điện trong gia đình thông qua thiết bị điện trực tiếp hoặc smartphone. Chỉ với một chiếc máy tính, điện thoại có kết nối internet bạn có thể dễ dàng điều khiển thiết bị điện ở trong nhà dù bạn đang ở bất cứ đâu.

Công tắc điện có remote

Công tắc điện có remote

Công tắc điện thông minh được ứng dụng trong các căn hộ smarthome, một tiến bộ của công nghệ điều khiển thông minh giúp tiết kiệm điện năng, chi phí tiền điện trong gia đình, tạo sự an toàn, đơn giản, tiện nghi cho căn hộ. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều đơn vị cung cấp các sản phẩm công tắc thông minh này như công tắc điện schneider, ổ cắm schneider, thiết bị điện scheinder, công tắc điện legrand, công tắc điện panasonic,…

Cách đấu công tắc điện

Cách đấu công tắc điện 1 chiều Schneider

Khi nối công tắc điện 1 chiều, bạn cần thực hiện 2 bước sau:

Cách đấu công tắc điện 1 chiều Schneider

Cách đấu công tắc điện 1 chiều Schneider

Bước 1: Tạo mối nối

Trước tiên bạn cần phải cắt bằng đầu dây của hai đầu nối.

Dùng kéo, dao cắt nhẹ vòng quanh đầu dây hoặc dùng kìm tuốt dây điện để tách phần vỏ cách điện và lấy lõi đồng, lõi đồng dài khoảng 3cm.

Bước 2: Đấu dây điện vào công tắc

  • Xoắn đầu dây lõi đồng lại rồi tiến hành đấu dây vào công tắc
  • Đấu 2 đầu dây điện mới vào 2 đầu dây của công tắc sao cho đúng từ trường.
  • Phần còn lại cuốn gập chữ L vào nhau
  • Dùng băng keo đen cách điện để quấn lại 2 đầu dây nối đảm bảo an toàn, đề phòng hở điện dẫn đến nguy cơ chập cháy điện.

Cách đấu công tắc điện 2 chiều Panasonic

Panasonic là 1 cái tên được nhắc nhiều nhất trong ngành điện thế giới nói chung và Việt Nam nói chung, những sản phẩm công tắc ổ cắm Panasonic luôn được đánh giá cao cả về mức độ an toàn, thiết kế lẫn công dụng. Chính vì vậy mà dòng công tắc 2 chiều của hãng này cũng là 1 ưu tiên số 1 trong nhiều dự án lớn nhỏ tại nước ta.

Nếu nói về chất lượng và sự đa dạng về kiểu dáng. Khách hàng không thể bỏ qua Panasonic – giá cả cũng khá hợp lý đối với sản phẩm nhập ngoại có tên tuổi đứng vững trong suốt hàng chục năm hoạt động.

Hướng dẫn đấu công tắc điện 2 chiều Panasonic

Lắp 1 mạch điện sẽ có nhiều cách nhưng hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn 2 cách đấu dây được sử dụng nhiều nhất.  Tùy vào điều kiện cũng như chuyên môn mà bạn có thể tự mình lựa chọn 1 cách cụ thể nhé:

sơ đồ đấu công tắc điện

Sơ đồ đấu công tắc điện 2 chiều panasonic

Cách 1: cho dây nguồn phức tạp nối với mạch điều khiên và phụ tải của công tắc điện. Cách này sẽ làm bạn tốn khá nhiều về phần dây điện nhưng bù lại là nó có cách thực hiện đơn giản, đảm bảo an toàn hơn cách bên dưới.

Cách 2: cho 2 dầu dây pha hoặc 2 dây trung tính nối vào thiết bị điện. Với cách này, khi có dòng điện chênh lệch điện áp chạy vào sẽ không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị điện và quá trình lắp đặt cũng không tốn quá nhiều dây điện.

THAM KHẢO : CÁCH ĐI DÂY ĐIỆN ĐẸP ĐƯỢC CHUYÊN GIA KHUYÊN DÙNG

Lưu ý

Tuy nhiên, để đảm bảo độ an toàn cho người sử dụng, khi đấu nối công tắc 2 chiều Panasonic bằng phương án này, bạn hãy chú ý đến các vấn đề sau đây:

  • Không lắp đặt công tắc ở những nơi ẩm ướt, tránh tiếp xúc với những công việc có nước như: gần nhà tắm, nhà bếp,…
  • Nên được ưu tiên lắp tại những nơi ra vào như gần cửa sổ, cửa chính, đầu hoặc cuối cầu thang của tầng nhà,… Việc lắp đặt ở những nơi thích hợp sẽ giúp những chiếc công tắc 2 chiều Panasonic phát huy được hết khả năng và công dụng bật tắc 2 vị trí của chính nó.
  • Công tắc này hoạt động có phần khác biệt hơn những loại công tắc thông thường nên bạn cũng cần chú ý kiểm tra định kỳ những bộ phận của chúng, như: kiểm tra việc lắp đặt vỏ công tắc, đường dây điện được đấu, thời gian hoạt động, tuổi thọ của thiết bị.

Sự cố công tắc điện bị kẹt

Nguyên nhân công tắc điện bị kẹt trong quá trình sử dụng

Theo các chuyên gia kỹ thuật tại MINH HIẾU cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến công tắc điện bị kẹt trong quá trình sử dụng, điển hình:

  • Do các mối nối dây bên trong bị lỏng và sa sút dần.
  • Do các bộ phận bên trong công tắc điện bị ăn mòn.

Cách sửa chữa công tắc điện bị kẹt

Muốn sửa chữa lỗi công tắc điện bị kẹt tại nhà an toàn, các bạn cần chuẩn bị một số vật dụng cần thiết như: tua vít, bút thử điện, giấy nhám…

công tắc điện bị kẹt

Cách sửa công tắc điện bị kẹt

Bước 1:

Trước tiên, bạn cần ngắt nguồn điện dẫn đến công tắc, sau đó tháo nắp của công tắc ra và dùng bút thử điện kiểm tra xem nguồn điện có thực sự ngắt hay chưa, nhằm đảm bảo an toàn cho người thực hiện.

Sau khi kiểm tra chắc chắn rằng công tắc điện không còn điện thì tiếp tục tháo rời các đầu dây điện và công tắc ra. Không nên chạm tay vào bất cứ các đầu dây trần hay các cọc bắt dây để tránh bị giật.

Bước 2:

Kế đó, kiểm tra sự thông mạch điện của công tắc: hãy dùng một cục pin nối với bóng đèn nhỏ. Bạn cũng có thể sử dụng dụng cụ thử thông mạch chuyên dụng (nếu có).

    • Nếu dây dẫn điện bị đứt khiến công tắc bị kẹt thì hãy nối lại. Trường hợp nếu dây điện cần nối quá ngắn thì có thể dùng thêm một đoạn dây điện cùng loại để nối dài ra. Đồng thời phải cắt bỏ đường dây bị hỏng bằng dụng cụ cắt dây điện rồi tuốt trần dây 1 khoảng tầm 2cm.
    • Nếu các bộ phận bị trong công tắc bị ăn mòn quá nhiều hoặc gãy các chốt, lò xo bên trong công tắc dẫn đến công tắc bị kẹt thì nên thay cái mới để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng về sau.

Bước 3:

Nếu bạn sửa chữa được thì trước khi đấu dây dẫn điện vào công tắc cần phải làm sạch bằng giấy nhám hoặc chất chống oxy hóa. Khi nối các đầu dây vào các cọc bắt vít trên công tắc cần nhanh chóng siết các vít để giữ lại. Nhưng không nên siết quá chặt để tránh tuột ren.

Bước 4: 

Cuối cùng, lắp công tắc trở lại vị trí cũ đồng thời gấp lại đoạn dây thừa vào phía sau công tắc, bỏ vào trong hộp và lắp nắp đậy cẩn thận.

Trên đây là chi tiết các loại công tắc điện và cách đấu. Nếu bạn còn thắc mắc cần tư vấn thì đừng ngại. Hãy liên hệ ngay tới hotline của điện nước Minh Hiếu:

Hotline tư vấn miễn phí 24/7 : 0987.026.338

 

Comments

comments

Related Posts

Add Comment

0987.026.338