Đặc điểm – công dụng nguyên lý làm việc của các loại đồng hồ điện

Mỗi gia đình, mỗi cơ quan, doanh nghiệp khi sử dụng điện đều phải có đồng hồ điện để xác định lượng tiêu thụ điện hàng tháng. Có thể nói ” ở đâu có điện, ở đó đều có đồng hồ điện” . Vậy đồng hồ điện là gì? Công dụng của công tơ điện, cấu tạo, nguyên lý làm việc của đồng hồ điện được xác định như thế nào? Nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi trên nhé!

Đồng hồ điện dân dụng – đồng hồ điện công nghiệp là gì?

Đồng hồ điện tiếng anh là gì? Công to điện là gì?

Công tơ điện khi dịch sang tiếng Anh thường có nghĩa là electric meter, electricity meter, electrical meter, kWh meter hay energy meter.

Tuỳ từng trường hợp, cũng như cách thể hiện nội dung mà người viết có thể sử dụng từ ngữ khác nhau, nhưng tựu chung chúng đều có nghĩa tiếng Việt là công tơ điện.

Đồng hồ điện, công tơ điện hay điện năng kế là thiết bị đo lượng điện năng tiêu thụ của một phụ tải điện. Đây là thiết bị điện có nhiệm vụ đo đếm điện năng tiêu thụ. Thiết bị này được ngành điện lực (EVN) sử dụng làm cơ sở thanh toán tiền điện sử dụng cho các hộ dân gia đình, tòa nhà, văn phòng, nhà máy xí nghiệp…

Đồng hồ điện tiếng anh là gì

Đồng hồ điện tiếng anh là gì

Công dụng của đồng hồ điện

Khi có yêu cầu tiết kiệm năng lượng trong những giờ cao điểm, một số loại công tơ điện có thể đo lường sử dụng năng lượng tối đa trong khoảng thời gian đó. Công tơ như vậy cho phép thay đổi giá điện trong một ngày, để ghi lại mức sử dụng trong các khoảng thời gian chi phí cao và ngoài giờ cao điểm, chi phí thấp hơn. Ngoài ra, ở một số khu vực, máy đo có thể có rơle để giảm tải đáp ứng nhu cầu trong thời gian tải cao điểm.

  • vàiKý hiệu kWh đọc là kilô Watt giờ. Tương đương với 1000Wh.

Ví dụ: Công tơ điện báo số 000377 thì ta hiểu là 37.7kWh. Cụ thể đọc chỉ số điện như thế nào. Phần bên dưới mình có phân tích rõ hơn. Mời các bạn đọc tiếp!

Ký hiệu của công tơ điện – Ký hiệu trên đồng hồ đo điện

Trên mặt trước, hay mặt hiển thị của công tơ điện, có các thông số cơ bản và ý nghĩa của chúng mà chúng ta cần quan tâm như sau:

các thông số trên công tơ điện

Các thông số trên đồng hồ điện dân dụng

  • 20V: Điện áp lưới điện qua đồng hồ
  • 50Hz: Tần số điện lưới theo quy chuẩn Quốc gia
  • 900 vòng/kWh: Số vòng quay tương ứng với 1 kWh, nghĩa là đĩa công tơ điện quay được 900 vòng sẽ tính là 1 kWh. Ngoài ra còn có các cấp khác như: 225 vòng/kWh, 400 vòng/kWh
  • 5(20)A: Có 2 số chúng ta cần hiểu. Số 5 là dòng điện định mức qua công tơ. Số 20 là dòng điện chịu quá tải tối đa của công tơ. Nghĩa là, dòng điện chạy qua công tơ điện được phép nằm trong phạm vi <20 A. Ngoài phạm vi này thì đồng hồ sẽ hỏng. Có một số cấp khác tham khảo như: 10(40)A, 20(80)A, 40(120)A.
  • 27°C: Nhiệt độ làm việc của công tơ điện
  • Cấp 2: Mang ý nghĩa là cấp chính xác, hay mức sai số cho phép của công tơ điện. Chúng có các cấp như: cấp 0.5 (sai số 0.5% toàn dải đo), cấp 1 (sai số 1% toàn dải đo), cấp 2 (sai số 2% toàn dải đo).

Bảng thông số thường gặp trên công tơ điện:

Thông số Ý nghĩa Thường gặp
Điện áp Điện áp định mức của công tơ điện. Đây là giá trị bắt buộc tuân thủ 220V
Dòng điện Dòng điện định mức và dòng điện cho phép quá tải của công tơ. Dòng điện tối đa bắt buộc phải tuân thủ. Nếu không sẽ làm hư hỏng công tơ điện. Dòng điện định mức ảnh hưởng đến độ chính xác kho đo điện năng(kWh) 5(20)A, 10(40)A, 20(80)A
Tần số Tần số định mức của công tơ điện bắt buộc tuân thủ 50Hz
Rev/kWh Số vòng quay của đĩa nhôm để đạt 1kWh 225 rev/kWh
450 rev/kWh
900 rev/kWh

THAM KHẢO : CÁCH XEM ĐỒNG HỒ ĐIỆN CHUẨN NHẤT 2021

Cấu tạo của đồng hồ đo điện

Thông thường thì một công tơ điện sẽ có các bộ phận như sau:

  • Nắp công tơ bằng nhựa PC trong suốt, chịu va đập mạnh, chịu nhiệt độ cao.
  • Nắp che ổ đấu dây che kín đầu nối và cáp đấu. Sơ đồ đấu dây công tơ ở phía trong nắp che ổ đấu dây.
  • Đế công tơ bằng nhựa PBT có cơ tính cao, chịu va đập mạnh, chống cháy.
  • Ổ đấu dây bằng nhựa Bakelit đen, chứa các đầu nối dây điện áp và dòng điện.
  • Cổng bổ trợ nằm ở phía bên phải của ổ đấu dây, cho phép nối dây ra các thiết bị bên ngoài và được đánh số thứ tự từ 1–6.
  • Bo mạch điện tử được thiết kế mạch điện nhỏ gọn làm việc tin cậy, đơn giản trong sửa chữa và bảo trì.
  • Màn hình LCD: màn hình tinh thể lỏng để hiển thị các thông số của công tơ điện tử
  • Đèn LED phát xung điện năng lượng tác dụng.

Nguyên lý hoạt động của đồng hồ điện

Nguyên lý hoạt động của đồng hồ điện là dựa trên moment từ thông thực hiện chức năng làm đĩa từ quay, từ đây làm đẩy trục số. Như vậy, cách làm đồng hồ điện chạy chậm, mọi người cần tác dụng vào 1 trong những hai bộ phận là từ thông hoặc đĩa từ.

nguyên lý hoạt động của đồng hồ điện

Nguyên lý hoạt động của đồng hồ điện

Đối với bộ phận từ thông của đồng hồ

Bạn cũng có thể dùng thỏi nam châm để tác dụng nhằm làm rối loạn hoặc suy yếu lực đẩy của từ thông. Từ đó sẽ khiến suy yếu hoặc giảm tốc độ quay của đĩa từ. Khi đĩa từ hoạt động chậm thì đồng nghĩa với việc các số hiển thị trên công tơ điện cũng chậm lại hơn so với bình thường.

Đối với bộ phận đĩa từ của đồng hồ

Bạn cũng có thể dùng nam châm để tác dụng như cách tác dụng từ thông. Hoặc nếu có chút hiểu biết về điện thì tác dụng vào ốc chỉnh đĩa từ. Để thực hiện tác dụng ốc chỉnh địa từ, bạn hãy quan tâm mở mặt kính của đồng hồ. Sau đó, tìm đến phần định vị đĩa từ thấy có một ốc xiết cân chỉnh. Lúc này, mọi người chỉ đơn giản là xiết nhẹ để làm tăng cường mức độ ma sát và đĩa sẽ chạy chậm lại. Từ đó, công tơ điện cũng chậm hơn.

Đồng hồ điện có chỉnh được không?

Câu trả lời là có. Dựa theo nguyên tắc hoạt động của đồng hồ điện, bạn có thể dùng thỏi nam châm để làm đồng hồ điện quay chậm.

Đồng hồ điện bao lâu thay 1 lần?

Theo khoản số 2 điều 25 Luật Điện Lực sửa đổi bổ sung ngày 20/10/2012: Bên bán điện có trách nhiệm tổ chức kiểm định, hiệu chỉnh và thử nghiệm đối với thiết bị đo đếm theo yêu cầu và thời hạn quy định của pháp luật về đo lường.

Trong thông tư 23/2013/TT-BKHCN ngày 26/09/2013 tại điều 4 chương II áp dụng quy định chu kỳ kiểm tra đối với phương tiện đo lường thuộc danh mục đo đếm phải kiểm định.

Đồng hồ điện bao lâu thay 1 lần

Đồng hồ điện bao lâu thay 1 lần

Căn cứ vào điều 5 Phần thứ năm Quản lý Thiết bị đo đếm theo văn bản số 4794/EVNHCMC về hướng dẫn. Bổ sung một số quy định với quy trình Quản lý thiết bị đo đếm ban hành theo Quyết định số 1050/QĐ-EVN ngày 07/09/2017. Dựa vào các chỉ dẫn trên việc thay thế và bảo trì công tơ điện được quy định như sau:

Với đồng hồ điện 3 pha

  • Đồng hồ điện 3 pha đo đếm điện năng trung bình dưới 100.000 kWh/tháng: ≤ 12 tháng/lần.
  • Đồng hồ điện 3 pha đo đếm điện năng trung bình từ 100.000 kWh/tháng trở lên: ≤ 06 tháng/lần.
  • TI/CT, TU/VT: Kiểm tra đồng bộ với công tơ đấu nối với TI/CT, TU/VT.

Công tơ điện 1 pha

  • Đồng hồ điện 1 pha đo đếm trực tiếp: ≤ 60 tháng/lần.
  • Đồng hồ điện 1 pha đo đếm gián tiếp: ≤ 24 tháng/lần.
  • TI/CT, TU/VT: Kiểm tra đồng bộ với công tơ đấu nối với TI/CT, TU/VT.

Các loại đồng hồ đo điện

Công tơ điện 1 pha

Công tơ điện 1 pha là loại công tơ điện thường được sử dụng cho lưới điện 1 pha. Và được phân ra làm 2 loại là công tơ điện 1 pha cơ và công tơ điện 1 pha điện tử.

đồng hồ điện 1 pha

Công tơ điện 1 pha

Công tơ điện 1 pha cơ

Công tơ điện 1 pha 2 dây dạng cơ là loại phổ biến nhất từ xưa đến giờ. Loại công tơ điện dùng cho điện lưới 1 pha. Chắc chắn một điều là chúng luôn hiện diện trong mỗi gia đình có sử dụng điện của công ty điện lực cung cấp. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, ở các thành phố lớn, các công tơ điện cơ đang dần bị thay thế bởi công tơ điện tử.

Công tơ điện 1 pha điện tử

Công tơ điện tử hiển thị các giá trị điện năng tiêu thụ trên màn hình LCD hoặc LED. Và một số loại cũng có thể truyền các dữ liệu này đi xa qua các cổng giao tiếp tích hợp.

Ngoài việc đo điện năng tiêu thụ, công tơ điện tử cũng có thể ghi lại các thông số khác của tải và nguồn. Chẳng hạn như số điện sử dụng tức thời hay số điện tối đa, mức điện áp, hệ số công suất và công suất phản kháng…

Một chức năng khác cũng khá hay ho, đó là công tơ điện tử có thể hỗ trợ tính toán theo thời gian cài đặt. Ví dụ như: ghi lại số kWh điện năng tiêu thụ trong giờ cao điểm hoặc giờ thấp điểm.

Công tơ điện 3 pha

Công tơ điện 3 pha là loại công tơ điện sử dụng cho lưới điện 3 pha. Được chia làm nhiều loại: trực tiếp hoặc gián tiếp, loại 1 giá hoặc 3 giá, loại cơ, cơ điện tử hoặc điện tử…

Công tơ điện 3 pha thường được lắp đặt ở các công trình lớn sử dụng nguồn điện 3 pha.

công tơ điện 3 pha

Công tơ điện 3 pha

Công tơ điện 3 pha được phân ra làm nhiều loại như sau: Công tơ điện 3 pha cơ, cơ điện tử, điện tử, công tơ điện 1 giá, công tơ điện 3 giá… Hoặc theo cách đo lường như công tơ điện 3 pha trực tiếp, 3 pha gián tiếp.

Công tơ điện 3 pha trực tiếp là gì?

Công tơ điện 3 pha trực tiếp cũng là dạng công tơ điện 3 pha thông thường, và chỉ số điện chúng ta sẽ đọc trực tiếp giống như các loại công tơ điện 1 pha trong gia đình.

Công tơ điện 3 pha gián tiếp là gì?

Công tơ điện 3 pha gián tiếp, công tơ điện tử 3 pha gián tiếp có cách đấu dây khác biệt. Có số lượng chân nối nhiều hơn và cần dùng đến CT dòng (biến dòng). Thường dùng cho các tải có công suất lớn. Và cách đọc chỉ số điện cũng khác hơn.

THAM KHẢO : CÁCH ĐỌC CÔNG TƠ ĐIỆN 3 PHA GIÁN TIẾP CHUẨN NHẤT

Công tơ điện 2 pha

Công tơ điện 2 chiều là loại công tơ điện gồm có 2 bộ nhớ (thanh ghi) có chức năng chính để đo đếm điện năng 2 chiều. Thường được sử dụng trong các dự án điện năng lượng mặt trời, hộ gia đình bán điện mặt trời hòa lưới…

Đo đếm điện 2 chiều gồm:

  • Bộ nhớ thứ 1: Lưu trữ chỉ số điện năng tiêu thụ được cung cấp bởi lưới điện EVN
  • Bộ nhớ thứ 2: Lưu trữ chỉ số điện năng phát ra (hòa lưới) từ hệ thống năng lượng mặt trời.

Sự cố với đồng hồ điện – nguyên nhân và cách khắc phục

Sự cố

Trong quá trình sử dụng đồng hồ điện, không thể tránh khỏi một số sự cố như:

  • Đồng hồ điện không chạy
  • Đồng hồ điện chạy quá nhanh
  • Đồng hồ điện chớp đỏ
  • Đồng hồ điện bị hư

Nguyên nhân

Công tơ điện sai số là hiện tượng không hề hiếm gặp trong các hộ gia đình tại Việt Nam hiện nay. Tình trạng này xảy ra có rất nhiều nguyên nhân. Nhưng tựu chung lại, chúng ta có thể xem xét những nguyên nhân dẫn đến như sau:

  • Công tơ điện được sử dụng quá lâu, dẫn đến hiệu suất điện kém.
  • Có thể đồng hồ đo điện sai vì thợ điện đã đọc sai số trên đồng hồ. Vị trí lắp đặt của đồng hồ thường cao.
  • Do độ ẩm thấp, kính cũng như thiết bị bên trong đồng hồ cũng bị hư hỏng. Làm cho người tiêu dùng hoảng sợ vì hóa đơn lên đến 30% lên đến 40% mức tiêu thụ điện năng vào tháng trước.

Cách khắc phục

Nếu bạn đang gặp phải các sự cố với đồng hồ điện hay các vấn đề liên quan đến điện tại nhà và bạn cần hỗ trợ Sửa chữa điện nước tại Hà Nội bạn hãy liên hệ ngay với đơn vị điện nước Minh HIếu để được hỗ trợ.

Hotline tư vấn miễn phí 24/7 : 0987.026.338

Trong trường hợp bạn muốn thay đồng hồ điện mới thì cần làm một số thủ tục sau:

Yêu cầu thay đồng hồ điện

Khi muốn lắp công tơ điện mới thì bạn cần nắm rõ để tiết kiệm thời gian và công sức.

Thủ tục xin lắp đặt công tơ điện mới bao gồm:

– Giấy đề nghị mua điện .

– Một bản sao của một trong các loại giấy tờ xác định địa điểm mua điện. Có thể là một trong những giấy tờ sau : hộ khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú; hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyết định phân nhà; hoặc hợp đồng mua bán nhà hợp lệ; hoặc hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ 1 năm trở lên; hoặc giấy chứng nhần quyền sử dụng đất ( trên đất đã có nhà ở ); hoặc hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà/đất .

– Trường hợp khách hàng đề nghị mua điện không có bất cứ một loại giấy tờ xác định địa điểm mua điện nào kể trên. Thì đơn đề nghị mua điện cần có xác nhận về địa điểm mua điện của UBND phường, xã sở tại .

Chi phí lắp đặt công tơ điện mới là bao nhiêu ?

– Các khoản chi phí do đơn vị điện lực đầu tư toàn bộ chi phí vật liệu , nhân công lắp đặt , các khoản thuế và phí theo quy định của pháp luật để lắp đặt nhánh rẻ từ lưới điện hạ áp đến công tơ điện và aptomat bảo vệ công tơ.

– Các khoản chi phí do khách hàng đầu tư : toàn bộ chi phí vật liệu , nhân công lắp đặt dây dẫn điện từ sau công tơ điện vào nhà khách hàng mua điện ( trừ aptomat bảo vệ công tơ ). Trong trường hợp khách hàng thuê đơn vị điện lực thực hiện sẽ bao gồm cả thuế và phí theo quy định của nhà nước.

Tham khảo báo giá lắp đồng hồ điện mới 2021

Nội dung Đơn giá nhân công ( Giảm giá theo số lượng nhiều)
Lắp đặt đồng hồ điện 1 pha 80.000 – 150.000
Lắp đặt đồng hồ điện 3 pha 350.000 – 550.000
Thay đồng hồ điện 1 pha 80.000 – 120.000
Thay đồng hồ điện 3 pha 250.000 – 350.000
Tách nguồn điện trong  phòng ( trường hợp phòng sử dụng điện chung với phòng khác ) Báo giá theo thực tế
Kiểm tra đồng hồ chạy đúng sai 100.000 – 150.000

Ghi chú: Đơn giá lắp đặt phụ thuộc vào việc phòng đã có CB riêng chờ sẳn và đi dây nguồn tới đồng hồ điện. Vật tư phát sinh sẽ tính theo thực tế thi công.

Đồng hồ điện giá bao nhiêu? Đồng hồ điện 1 pha giá bao nhiêu? Đồng hồ điện 3 pha giá bao nhiêu?

Vật tư Đơn giá
Đồng hồ điện 1 pha Trung Quốc 150.000
Đồng hồ điện 1 pha Emic không có giấy kiểm định 220.000 ( Bảo hành cho khách hàng đổi mới )
Đồng đồ điện 1 pha Emic có giấy kiểm định 350.000 ( Bảo hành cho khách hàng đổi mới )
Đồng hồ điện 3 pha Emic có giấy kiểm định 2.000.000 ( Bảo hành cho khách hàng đổi mới )

Mua đồng hồ điện ở đâu?

Đây là cách nói hàm ý các loại đồng hồ điện đã được kiểm định của điện lực. Lưu ý là EVN cũng có bán công tơ điện 1 pha, 3 pha nên quý khách có thể mua trực tiếp từ họ (tuyêt đối không mua từ các tiệm bán đồ điện.

Comments

comments

Related Posts

Add Comment

0987.026.338