Những sự cố hàng ngày gây cháy bóng đèn – bạn nên biết!

Bóng đèn bị cháy nổ không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày con người. Mà có thể gây nguy hiểm tới tính mạng người sử dụng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn gây cháy bóng đèn. Có thể  do điện, do bóng đèn và cả do những thói quen hàng ngày cũng gây nên cháy bóng đèn. Vậy mình cùng đi tìm hiểu thêm về nguyên nhân cháy bóng đèn nào.

Tổng quan về bóng đèn chiếu sáng phổ biến hiện nay

Sự ra đời của bóng đèn đánh dấu một bước tiến khá quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Năm 1879, chiếc bóng đèn sợi đốt đầu tiên được phát minh, trải qua nhiều năm phát triển. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chủng loại và mẫu mã đẹp. Mục đích để đáp ứng nhu cầu thiết thực khác nhau của người sử dụng. Mỗi loại bóng đèn đều có những công dụng cũng như ưu và nhược điểm riêng.

nguyên nhân cháy bóng đèn

Các loại bóng được dùng phổ biến như: Bóng đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn huỳnh quang, đèn Halogen, bóng đèn Led…

Hiện nay công nghệ đèn Led đang là công nghệ ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Với những ưu điểm vượt trội về tuổi thọ đèn, tiết kiệm điện năng và tính thẩm mỹ. 

 

 

bóng đèn led

 

Mỗi loại bóng đèn đều có những ưu điểm cũng như hạn chế cụ thể. Vì vậy ta cần  nên tìm hiểu cụ thể những loại bóng này. Để khi sử dụng ta sẽ tránh được những thói quen hàng ngày, nguyên nhân gây cháy bóng.

Nguyên nhân khách quan khiến bóng bị cháy

1/ Sử dụng bóng đèn không rõ nguồn gốc, chất lượng kém

Hiện nay có hàng trăm hàng nghìn các chủng loại bóng đèn khác nhau. Nên rất khó kiểm soát nguồn gốc xuất xứ của từng loại đèn. Sự đa dạng về thương hiệu, mẫu mã, chất lượng và giá cả.  Thậm chí là hàng thật giả lẫn lộn khiến cho người mua rất dễ bị nhầm lẫn. Nếu như chúng ta không thật sự am hiểu hay không tìm hiểu kĩ càng về đèn chiếu sáng trước khi mua. Thì rất dễ chọn phải những bóng đèn có chất lượng không đảm bảo, kém chất lượng. Đèn sẽ rất nhanh hỏng, điều này gây thiệt hại cho người sử dụng.

đèn kém chất lượng

2/ Sử dụng nguồn điện không phù hợp

Nguồn điện không phù hợp với loại bóng đèn đó rất dễ bị chập điện, giảm tuổi thọ của đèn và nổ. Nguồn điện cung cấp để đèn chạy ổn định thông thường từ 180V tới 220V.

Khi bóng đèn thường xuyên tiếp nhận lượng điện năng không ổn định. Sẽ khiến đèn hoạt động chập chờn, dễ gây cháy đèn.

nguồn điện

3/ Tác động của môi trường quá nóng

Nhiệt là kẻ giết người chính của các thiết bị điện tử và bóng đèn cũng không ngoại lệ. Nhiệt độ nơi đặt bóng đèn cao sẽ ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ và thông lượng phát sáng của đèn. Ví dụ loại đèn lắp đặt kín như đèn downlight âm trần nếu không tản nhiệt tốt. Thì nhiệt độ môi trường xung quanh sẽ tăng cao hơn làm ảnh hưởng đến chip led và trình điều khiển, từ đó làm giảm tuổi thọ của đèn.

đèn nóng

4/ Độ ẩm quá cao

Các bộ phận kim loại, các dây kết nối nếu để trong môi trường ẩm ướt , mưa gió có thể bị hỏng, bị ăn mòn. Vì vậy để bảo vệ tốt nhất các linh kiện của đèn hãy lắp đặt ở nơi khô ráo. Điều này cũng tránh được các hiện tượng chập điện, dò điện gây nguy hiểm cho con người.

Nếu bắt buộc phải lắp bóng ở ngoài trời. Chúng ta cần chú ý dùng dây dẫn điện tốt và có chụp che mưa nắng cho bóng đèn nhé.

den-led-ngoai-troi

 

Thói quen sử dụng hàng ngày là nguyên nhân cháy bóng đèn

Đây là thói quen phổ biến mà nhiều người mắc phải mà không hề nhận ra.

1/ Việc tắt mở liên tục

Việc tắt/bật liên tục vừa gây ra tiêu tốn điện năng, vừa làm cho bóng đèn nhanh chóng bị hư hỏng. Một số bóng đèn cũ như đèn sợi tóc tuổi thọ ngắn cộng với việc bật, tắt liên tục. Chính là yếu tốdẫn đến việc nhanh cháy bóng đèn.

tắt mở đèn

2/ Sử dụng công suất MAX trong thời gian dài.

Một số loại đèn chủ yếu dùng vào mục đích tỏa nhiệt. Ví dụ như đèn sưởi và đèn  sợi tóc. Những loại đèn này thì chiếu sáng chiếm 10% điện năng. Còn  90% lượng điện năng đã bị chuyển hóa thành nhiệt năng.

Khi sử dụng công suất Max trong thời gian dài. Lượng nhiệt tỏa ra quá lớn, sẽ ảnh hưởng đên các thiết bị di kèm bên trong. Gây chập, cháy nặng hơn có thể nổ thiết bị điện.

Có trường hợp bóng đèn đang ở công suất Max quá nóng. một giọt nước rơi mặt thủy tinh cũng khiến bóng đèn vỡ tung. Tuy sức nổ không lớn nhưng những mảnh thủy tinh văng xa và mạnh có thể gây nên những tổn thương ngoài ý muốn.

may-suoi-nóng

3/ Lắp đặt đèn không đúng cách

Khi lắp đặt các thiết bị đèn điện cần phải nhẹ tay và thực hiện đúng quy chuẩn. Vì linh kiện điện tử khi sử dụng đòi hỏi tính chính xác cao. Nếu như bị chấn động sẽ ảnh hưởng đến các mối nối. Khi tiếp xúc với nguồn điện bóng đèn nóng lên sẽ làm hở các mối nối này. Gây ra hiện tượng như ánh sáng của đèn không đều. Đèn chớp nháy liên tục dẫn đến đau mắt, cũng như làm cho đèn nhanh hỏng hơn.

lap-dat-den

 

4/ Lắp đặt đèn ở nơi quá nóng hay quá ẩm

Như những nguyên nhân đã nói ở trên. Nơi lắp đặt đèn quá nóng hay quá ẩm là những nguyên nhân chủ yếu gây cháy đèn.

Như ta lắp đạt đèn led ở sát trần, sát vách, ở nơi ẩm ướt hay nơi trực tiếp chịu ánh sáng mặt trời. Là nguyên nhân dễ khiến bóng đèn bị hư hỏng, chập điện và cháy nổ. Khi lắp đặt đèn như vậy, đèn không chỉ đốt nóng trực tiếp mà nguồn nhiệt có thể sinh ra do sự bức xạ nhiệt từ các đèn cũng gây cháy.

 Vì vậy, sau khi lựa chọn những loại bóng đèn sao cho phù hợp với từng mục đích sử dụng. Chúng ta cũng cần phải chú ý đến không gian lắp đặt. nhé.

đèn ngoài trời

 

Trên đây là những chia sẻ về những nguyên nhân khách quan. Cùng những thói quen của người sử dụng khiến bóng đèn dễ hư hỏng. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách sửa bóng đènHi vọng sẽ giúp bạn hiểu được cách thức sử dụng chính xác để tăng tuổi thọ đèn. Mang lại hiệu quả cao nhất cho chúng ta nhé!

Comments

comments

Related Posts

Add Comment

0987.026.338