Cầu chì điện là một bộ phận mà chúng không thể thiếu được trong bảng điện của mỗi gia đình. Và nó đóng vai trò vô cùng quan trọng giống như một chiếc phao cứu sinh. Đây là một trong những phát minh được đóng góp rất lớn ở trong kỹ thuật điện tử.
Cho dù ngày ngay khi mà công nghệ đã được phát triển thế nhưng cầu chì chúng vẫn là thiết bị được sử dụng khá rộng rãi hiện nay. Vậy cầu chì có tác dụng gì? Ký hiệu và cấu tạo của nó ra sao. Mà cho dù hiện nay dù công nghệ phát triển mà cầu chì vẫn được khá nhiều gia đình tin dùng đến vậy.
Cầu chì là gì?
Cầu chì tiếng trung là gì?
Cầu chì tiếng trung là 保险丝. Cầu chì điện dù là thiết bị được sử dụng khá nhiều và bất kỳ gia đình nào cũng có. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu sâu về nó. Và điều này khá nguy hiểm bởi khi cầu chì gặp vấn đề. Nếu mà chúng ta không am hiểu sâu thì rất khó để có thể gặp nguy hiểm trong quá trình sử dụng.
Cấu tạo cầu chì
Cấu tạo cầu chì khá đơn giản. Chúng có 4 phần chính để tạo nên một chiếc cầu chì hoàn chỉnh. Chúng bao gồm các bộ phận sau:
+ Dây chảy cầu chì – Phần tử ngắt mạch
Đây chính là thành phần chính của cầu chì, phần tử này phải có khả năng cảm nhận được giá trị hiệu dụng củ dòng điện qua nó. Phần tử này có giá trị điện trở suất bé (thường bằng bạc, đồng hay các vật liệu dẫn có giá trị điện trở suất nhỏ lân cận với các giá trị nêu trên…). Hình dạng của phần tử có thể ở dạng là một dây (tiết diện tròn), dạng băng mỏng.
Cách tính dây chảy cầu chì :Trong vận hành phải chọn dây chảy cầu chì tương đối lớn: Icc = 2,5 Iđm.
+ Thân của cầu chì:
Thường bằng thuỷ tính, ceramic (sứ gốm) hay các vật liệu khác tương đương. Vật liệu tạo thành thân của cầu chì phải đảm bảo được hai tính chất:
+ Có độ bền cơ khí.
Có độ bền về điệu kiện dẫn nhiệt và chịu đựng được các sự thay đôi nhiệt độ đột ngột mà không hư hỏng.
Vật liệu lấp đầy (bao bọc quanh phần tử ngắt mạch trong thân cầu chì):
Thường bằng vật liệu Silicat ở dạng hạt, nó phải có khả năng hấp thụ được năng lượng sinh ra do hồ quang và phải đảm bảo tính cách điện khi xảy ra hiện tượng ngắt mạch.
+ Các đấu nối:
Các thành phần này dùng định vị cố định cầu chì trên các thiết bị đóng ngắt mạch; đồng thời phải đảm bảo tính tiếp xúc điện tốt.
Đó là 4 phần cấu tạo được lên 1 chiếc cầu chì hoàn chỉnh. Để có thể tự đấu lắp cũng như sửa chữa tại nhà thì buộc chúng ta cần phải nắm được cấu tạo cơ bản của nó. Để không phải nhờ đến thợ sửa điện tại nhà.
Thông số cầu chì
Các thông số cơ bản của cầu chì bao gồm:
+ N: Giới hạn mà cầu chì không tự ngắt mạch điện
+ Tốc độ: cầu chì có thể ngắt ngay khi quá tải hoặc nhanh chậm một khoảng thời gian ngắn định trước theo thông số này.
+ I2 t: Thước đo khả năng bảo vệ hiệu quả các hư hỏng mạch điện của cầu chì
+ Điện thả: khả năng thích nghi với các môi trường hoạt động khác nhau, thông số này không quan trọng với cầu chì truyền thống. Nhưng khá quan trọng với cầu chì bằng chất dẻo có khả năng tự động nối lại mạch sau khi đứt.
+ Chênh lệch nhiệt độ môi trường: giảm ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường tới hoạt động của cầu chì.
Đó là những thông số cơ bản nhất có ở trên một chiếc cầu chì thông thường. Nó có thể giúp chúng ta có thể biết được thêm được về cách thông số ở phía bên trong của cầu chì.
Ký hiệu cầu chì trong mạch điện
Ký hiệu cầu chì cũng như cầu chì có tác dụng gì và thông số của cầu chì là những phần mà khá quan trọng trong cầu chì. Chúng giúp chúng ta rất nhiều trong việc sửa chữa cầu chì cũng như lắp đặt và đi dây điện sao cho hợp lý nhất có thể.
Chính vì vậy cho nên nếu như chúng ta muốn có thể có đường điện đẹp. Cũng như tự mình có thể sửa chữa được cầu chì một cách nhanh chóng nhất thì chúng ta nên nắm được ký hiệu cầu chì trong mạch điện để thực hiện một cách nhanh chóng nhất.
Cầu chì có công dụng gì?
Cầu chì có tác dụng gì là câu hỏi mà khá nhiều người thắc mắc. Mặc dù cầu chì được sử dụng nhiều và gia đình nào cũng có tù 1 đến vài cái. Thì cầu chì có tác dụng thường dùng để bảo vệ cho đường dây dẫn, máy biến áp, động cơ điện, thiết bị điện, mạch điện điều khiển, mạch điện thắp sáng. Đặc điểm của nó là đơn giản, kích thước bé, khả năng cắt lớn và giá thành hạ nên được ứng dụng rộng rãi.
Cầu chì sử dụng nhiều lần được ứng dụng rộng rãi trong sửa điện gia dụng, các đường dây tải điện. Các cầu chì dùng một lần thì thường được lắp trong các thiết bị điện gia dụng như: máy sấy, máy pha cà phê,…
Đó là câu trả lời cho câu hỏi cầu chì có tác dụng gì? Và nó được sử dụng ở đây cũng như giúp bảo vệ an toàn như thế nào trong quá trình sử dụng của chúng ta.
Các loại cầu chì trong mạch điện tử
Khi mà chúng ta đã trả lời được câu hỏi cầu chì có tác dụng gì. Thì chắc chắn rằng khá nhiều người thắc mắc không biết có các loại cầu chì nào? Cầu chì khá đa dạng về chủng loại: cầu chì sứ, cầu chì ống, cầu chì hộp, cầu chì ống, cầu chì cao áp, hạ áp… Tùy theo môi trường hoạt động và chất liệu trực quan mà phân loại riêng biệt. Thế nhưng nó được phân loại ra làm 2 loại cầu chì đó là: cầu chì 1 chiều và cầu chì 3 pha.
Cầu chì điện 1 chiều
Cầu chì điện 1 chiều là loại cầu chì mà được sử dụng khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Loại cầu chì này chúng có kích thước lớn.
Do dòng một chiều có giá trị không đổi lớn hơn 0 nên rất khó ngắt mạch và có hồ quang điện (electric arc) giữa các dây dẫn nóng chảy. Chính vì thế các điện cực của cầu chì phải có khoảng cách lớn.
Cầu chì điện 3 pha (Cầu chì xoay chiều)
Cầu chì điện 3 pha hay còn gọi là cầu chì xoay chiều. Chúng có kích thước nhỏ hơn, dao động từ 50-60 lần mỗi giây từ giá trị nhỏ nhất đến giá trị lớn nhất. Vì vậy không có hồ quang điện hình thành giữa các dây dẫn nóng chảy. Cầu chì này chuyên dùng trong điện 3 pha.
Cầu chì dòng xoay chiều lại phân ra làm 2 loại là cầu chì điện áp thấp và cầu chì điện áp cao.
Cầu chì cao áp
Được sử dụng trên các hệ thống điện lên đến 115.000 volt AC. Cầu chì điện áp cao được sử dụng để bảo vệ máy biến áp dụng cụ dùng để đo điện, hoặc cho máy biến áp điện nhỏ , nơi chi phí của bộ ngắt mạch không được bảo hành.
Có 2 loại là: cầu chì ống và cầu chì reset
Cầu chì ống HRC: Tương tự như loại điện áp thấp, chỉ khác một chút về cấu tạo.
+ Cầu chì HRC loại chất lỏng: Sử dụng cho mạch có dòng 100A và hệ thống 132kV. Cầu chì này có ống thủy tinh chứa đầy cacbon tetraclorua. Một đầu của ống đóng kín và một đầu được cố định bằng dây đồng phốt pho. Khi cầu chì hoạt động, chất lỏng sử dụng trong cầu chì dập tắt hồ quang điện. Điều này làm tăng khả năng ngắn mạch.
+ Cầu chì HRC loại trục xuất: Cầu chì này có thể thải các khí sinh ra từ hồ quang điện bên trong. Buồng liên kết cầu chì chứa đầy axit boric để loại bỏ khí.
Cầu chì reset: Đây là cầu chì tự reset bằng điện trở nhiệt dẻo dẫn điện. Khi ang dòng điện, nhiệt độ cũng ang lên. Khi nhiệt độ ang thì điện trở ang theo. Loại này được ứng dụng trong quân sự và hàng không vũ trụ.
Cầu chì hạ áp
Cầu chì ống: Có một ống bọc toàn bộ và hai đầu kim loại 2 bên.
+ Cầu chì loại kit-kat: Loại này có ưu điểm là phần thân cầu chì rất dễ tháo mà không sợ bị điện giật. Phần thân cầu chì được làm từ sứ để giữ dây chì. Dây chì được làm từ thiếc, đồng, nhôm, chì…
+ Cầu chì loại striker : Sử dụng để đóng nhả mạch điện.
+ Cầu chì loại công tắc : Gồm công tắc có vỏ kim loại và một cầu chì sử dụng cho điện áp mức thấp hoặc trung bình.
+ Cầu chì sụt áp : Loại này chì sẽ chảy ra và rơi xuống dưới tác dụng của trọng lực, được sử dụng để bảo vệ các máy biến thế ngoài trời.
Cách lắp cầu chì
Cầu chỉ của gia đình bạn bị cháy, hay bạn muốn lắp cầu chì mới. Thế nhưng quá nhiều dây lằng nhằng khiến chúng ta không biết lắp đặt như thế nào. Thì thông thường khi cầu chỉ nổ, cầu giao sẽ tự động ngắt, nhưng để chắc chắn bạn cần kiểm tra lại. Hoặc nếu nắp mới thì chúng ta nên ngắt cầu dao trước khi lắp đặt cầu chì.
Kiểm tra ổ cắm điện
Khi thấy mất điện bạn nhanh chóng kiểm tra lại các ở điện xem mất do nổ một phích cắm hoặc do nổ hộp cầu chì, bạn tháo bỏ hết rắc cắm điện và kiểm tra xem chúng còn điện hay không để tránh nổ cầu chì thêm lần nữa.
Tìm vị trí dây cầu chì bị cháy
Bạn có thể dùng đèn pin để tìm vị trí hộp cầu chì, hộp cầu chì thường nằm ở gần công tơ điện. Nếu có quá nhiều dây cầu chì, bạn nên tách từng dây một và kiểm tra xem dây có bị đứt không.
Lựa chọn dây cầu chì
Bạn phải thay thế dây cầu chì bằng một sợi dây có cùng cường độ dòng điện, máy thắp sáng cần dây có cường độ dòng điện là 5 Ampe, mạch thiết bị đun nóng cần dây có cường độ dòng điện là từ 15 – 20 Ampe. Ổ cắm từ và mạch dùng cho nấu ăn cần dây có cường độ dòng điện là 30 Ampe.
Chú ý: không bao giờ được thay thế một dây có cường độ dòng điện cao hơn dây yêu cầu vì như thế có thể gây ra đám cháy.
Thay thế dây của cầu chì
Trước tiên bạn tháo các ốc vít ở cả hai đầu của cầu chì ra, bỏ đi dây cầu chì bị hỏng và cẩn thận cho sợi dây mới khi qua phần xứ ở giữa cầu chì. Cuộn dây xung quanh chỗ ốc vít đầu tiên, sau đó đến chỗ ốc vít thứ hai và dùng tuốc nơ vít xoáy chặt lại, cắt bỏ hết sợi dây dư thừa.
Lắp cầu chì trong hộp
Bạn đặt cầu chì vào trong hộp chì và tiến hành bật cầu giao tổng. Như vậy là qua những bước đơn giản bạn đã có thể tự thay thế dây cầu chì khi cầu chì bị cháy, nổ.
Thế nhưng nếu như chúng ta mà không am hiểu về cầu chì thì tốt nhất. Thì chúng ta nên nhờ đến sự giúp đỡ của thợ sửa điện nước tại nhà để có thể lắp đặt được một cách nhanh chóng và không làm ảnh hưởng đến tính mạng trong quá trình sử dụng và lắp đặt.
Và đó cũng là những thông tin chi tiết về cầu chì cũng như câu trả lời cho câu hỏi cầu chì có tác dụng gì. Rất mong những thông tin đó sẽ đem đến cho các bạn những hữu ích nhất để chúng ta có thể nắm được rõ hơn về cầu chì điện.
Tôi là Vũ Tuyền – kỹ thuật viên điện nước. Với hơn 10 năm trong nghề làm điện nước dân dụng, sửa chữa các thiết bị điện – nước như máy bơm, bồn cầu, quạt, vòi tắm – vòi chậu rửa… và chuyên nhận lắp đặt mới điện nước tại khu vực Hà Nội. Tôi và đội ngũ thợ lành nghề của Minh Hiếu đã trực tiếp thực hiện lắp đặt – sửa chữa cho rất nhiều công trình, rất nhiều thiết bị bị hư hỏng. Các loại đường ống nước từ cũ đến hiện đại đều đã được thực thi trực tiếp nhiều lần. Tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm và cách làm hiệu quả nhất đến mọi người để có thể tự khắc phục những lỗi đơn giản. Giúp tiết kiệm chi phí hơn