Ống thoát bồn cầu chính là phụ kiện ống nối từ bồn cầu tới bể phốt nên cách đặt ống thoát nước bồn cầu có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống bể phốt và bồn cầu. Và việc lắp đặt ống xả bồn cầu đòi hỏi bạn phải có chuyên môn kĩ thuật. Nếu bạn cẩn trọng quan tâm đến các yếu tố như kích thước, độ dốc, hay đường kính ống thoát thì sẻ làm cản trở việc thoát nước không đạt hiệu quả, nguy cơ tắc nghẽn bồn cầu rất cao.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực lắp đặt và sửa chữa bồn cầu, hôm nay điện nước Minh Hiếu sẽ giành ra 5 phút hướng dẫn các bạn về cách lắp đặt ống thoát bồn cầu một cách chi tiết nhất, đúng yêu cầu kĩ thuật nhất.
Tiêu chuẩn cách lắp đặt ống thoát bồn cầu
Kích thước đặt ống thoát bồn cầu
Điều này là cần thiết, ngay cả khi lắp đặt bồn cầu, cũng như lắp đặt ống thoát. Nhằm hạn chế được tình trạng không đủ điều kiện, hay diện tích lắp đặt và sử dụng đó.
Đường ống từ bể phốt, đến vị trí đặt bồn cầu cũng không nên nhỏ quá. Ít nhất cũng phải bằng với đường ống bồn cầu. Nhằm tránh hiện tượng tắc nghẽn sau này cần đặt cao hơn so với hệ thống cống thoát nước hay hố ga. Như vậy sẽ hạn chế tình trạng nếu bị ngập lụt, chất thải, nước thải trôi ngược vào nhà theo đường ống thoát.Bên cạnh đó, vị trí lắp đặt nên đặt cách tường 30cm.
Ống thoát bồn cầu phi bao nhiêu?
Việc đường ống thoát nước có đường kính bao nhiêu. Ảnh hưởng rất nhiều đến hệ thống bể phốt và bồn cầu nhà bạn.
Theo tiêu chuẩn xây dựng từ hệ thống cấp thoát nước phát thải
Việc xác định kích thước ống thoát bồn cầu sẽ cho bạn những thông tin cần thiết về những số đô nên lựa chọn cho bồn cầu nhà mình. Nếu như bạn chọn kích thước quá to thì có thể đường ống sẽ bị chệch ra khỏi chỗ đã định sẵn hoặc có thể không vừa với bộ phận tiếp nhận bên dưới. Còn nếu bạn chọn kích thước ống bồn cầu quá nhỏ thì chất thải đi xuống hầm cầu sẽ khá khó khăn.
Nhìn chung thì đường kính ống thoát bồn cầu có sự tỷ lệ thuận với khả năng thoát nước. Nghĩa là, ống càng lớn thì khả năng thoát nước sẽ càng cao.
Vì vậy, về lý thuyết, bạn nên chọn ống thoát càng to càng tốt. Bởi trong quá trình sử dụng, bạn không thể kiểm soát được những trường hợp như có người vứt giấy vệ sinh hay các vật thể khác xuống bồn cầu. Một ống thoát lớn hơn đường kính tiêu chuẩn sẽ giúp các vật thể đó cũng có thể thoát xuống bể phốt.
Dĩ nhiên, việc sử dụng ống xả bồn cầu có đường kính lớn sẽ ảnh hưởng đến chi phí bạn phải bỏ ra. Tuy nhiên, bạn sẽ hạn chế được chi phí phát sinh khi có vấn đề xảy ra với ống xả bồn cầu.
Vậy một đường kính ống thoát bồn cầu bao nhiêu là đạt chuẩn?
Thông thường, một ống nước đạt chuẩn sẽ có đường kính từ Ø 60 – > Ø 140. Nhưng các chuyên gia thường đưa ra lời khuyên rằng, sử dụng loại đường ống có đường kính là Ø90.
Đối với hệ thống ống xả bồn cầu lớn giành cho các công ty, xí nghiệp thì sử dụng ống xả có đường kính lớn hơn phi Ø114.
Độ dốc ống thoát bồn cầu
Ai cũng nghĩ rằng, ống càng dốc thì tốc độ thoát nước càng nhanh nhưng trên thực tế nó hoàn toàn đi ngược lại với suy nghĩ của bạn. Bạn có thể tham khảo hình bên dưới để có cái nhìn tổng quan hơn.
Khi độ dốc thoát nước nhà vệ sinh cân bằng hoặc bị chênh, võng thì việc thoát nước sẻ rất khó ngược lại ống có độ dốc càng lớn thì nước sẻ thoát rất nhanh nhưng bạn có thể thấy đấy. Nước là chất lỏng giúp cuốn trôi những chất thải, cặn bã nhưng khi ống nối bồn cầu quá dốc so với những gì đã tính toán thì chất lòng sẻ đi trước còn sỏi đá, những rác thải có khối lượng nặng sẻ nằm ở lại phía sau.
Trên thực tế, độ dốc tiêu chuẩn của ống xả bồn cầu là khoảng 2 – 4 cm nghiêng cho độ dài 1m. Trường hợp độ dốc thấp hơn sẽ dẫn đến tình trạng chất thải và nước chảy chậm. Đặc biệt trong các cơ quan, trường học với lượng người sử dụng lớn và nhiều lần thì độ dốc thấp như vậy sẽ làm cho bồn cầu bị tắc.
Ngược lại, ống thoát có độ dốc quá cao thì nước chảy rất nhanh. Điều này tưởng chừng như có lợi nhưng thật ra lại không hề tốt. Bởi khi đó, nước chảy nhanh tới mức không thể cuốn trôi các chất rắn trong đường ống. Và theo thời gian các chất rắn này bị giữ lại cũng vẫn sẽ gây tắc nghẽn bồn cầu.
Cách đặt ống thoát bồn cầu đơn giản
Để đảm bảo tính năng hoạt động của thiết bị, tránh tắc nghẽn, rò rỉ nước thì khâu lắp đặt đóng vai trò rất quan trọng. Vì thế bạn phải tuân thủ các bước lắp đặt ông thoát nước bồn cầu dưới đây:
Bước 1: Đo đạc kỹ lưỡng trước khi lắp đặt
Xác định vị trí đặt bồn cầu, đường kính ống thoát nước bồn cầu nối ra các vị trí khác trước khi tiến hành thi công nhằm hạn chế tình trạng không đủ điều kiện diện tích lắp đặt và sử dụng.
Đường ống từ bể phốt tời bồn cầu không nên quá nhỏ, tối thiểu bằng với đường ống của bồn cầu nhằm tránh hiện tượng gây tắc nghẽn giấy và tốc độ dòng chảy thấp. Hơn nữa, vị trí lắp đặt cách tường tối thiểu 30 cm.
Bước 2: Đường ống thoát nước hạn chế gấp khúc
Không nên thiết kế đường ống quá dài hoặc có nhiều đoạn chuyển hướng sẽ làm tăng trở lực của toàn hệ thống thải. Đồng thời như vậy các chất thải sẽ bám dính vào đó qua thời gian sẽ gây nên tắc nghẽn cũng như tốn thêm nhiều chi phí phải sử dụng nhiều đoạn đường ống khác nhau.
Nên hạn chế phân khúc đường ống thải.
Bước 3: Cách lắp ống thông hơi bồn cầu
Ống thoát nước bồn cầu của gia đình bạn cần phải bao gồm cả ống khí bởi nếu không áp lực khí trong ống không thoát được ra bên ngoài chính là nguyên nhân gây vỡ đường ống do áp lực quá mạnh.
Bước 1: Bạn có thể chuẩn bị ống thông hơi bồn cầu hầm cầu là ông nhựa PVC loại tốt.
- Nếu như hầm cầu sử dụng cho nhà 1 tầng thì chuẩn bị ống thông hơi cao so với mái nhà là 0,7 m
- Nếu nhà máy bằng thò ống thông hơi đứng sẽ cao hơn mái nhà ít nhất là 3m.
Bước 2: Đặt ống thông hơi
Đặt ống thông hơi hầm cầu ở vị trí cách cửa sổ nhà ít nhất là 4m. Còn nếu nhà bạn có ban công thì khoảng cách này chính là khoảng cách đặt ống thông hơi hầm cầu so với ban công nhà bạn. Trong trường hợp nhà mái bằng thì thì đặt ống thông hơi phải cao.
Đặt cách mái nhà ít nhất là 3m và có chụp che mưa trên đầu ống thông hơi bạn có thể sử dụng co chữ T để gắn trên đầu ống. Cần lưu ý đặt ống thông hơi đứng của đường ống nước thải không nối với hệ thống thông hơi và ống khói của nhà.
Bước 4: Nên sử dụng cút nối chữ Y khi lắp đặt ống thoát cho bồn cầu
Theo tiêu chuẩn về lắp đặt đường ống nước thải thì khi lắp đặt ống thoát của bồn cầu, bạn nên hạn chế sử dụng co. Bởi nó sẽ làm ảnh hưởng đến dòng chảy của nước. Thay vào đó, sử dụng lơ hoặc nối chữ Y để dòng nước chảy theo một hướng. Việc lắp đặt cút nối chữ Y sẽ không ảnh hưởng nhiều đến bộ phận thoát nước phía sau cũng như làm giảm thiểu sự cố tắc cống.
Bước 5: Đường ống thải không được ngập trong nước
Đây là một trong những lưu ý mà các gia chủ cần đặc biệt quan tâm trong quá trình tự lắp đặt ống thoát nước bồn cầu nhà vệ sinh. Nếu để ống thải ngập sâu trong nước sẽ làm ảnh hưởng tới hiệu quả của hệ thống xả thải. Do đó, hãy đảm bảo ống nước thải được đặt cách mặt nước ít nhất 200mm.
Bước 6: Sử dụng xi măng trắng để tăng tính thẩm mỹ
Không sử dụng quá nhiều xi măng để trát vào ống thải khiến xi măng rơi vào bên trong đường ống dẫn đến tình trạng tắc nghẽn đường ống ngoài mong muốn.
Do sứ của bồn cầu màu trắng nên bạn không nên chọn loại xi măng xám thông thường. VÌ nó sẽ trông mất thẩm mỹ. Thay vào đó hãy chọn xi măng trắng để trét xung quanh chân bồn cầu để tệp 2 màu với nhau và khiến khu vực này không bị rời rạc.
Trên đây là tiêu chuẩn và cách đặt ống thoát bồn cầu đơn giản nhất. Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình lắp đặt & sửa chữa. Hãy liên hệ ngay tới hotline của điện nước Minh Hiếu để được hỗ trợ ngay nhé.
Hotline tư vấn miễn phí 24/7 : 0987.026.338
Tôi là Vũ Tuyền – kỹ thuật viên điện nước. Với hơn 10 năm trong nghề làm điện nước dân dụng, sửa chữa các thiết bị điện – nước như máy bơm, bồn cầu, quạt, vòi tắm – vòi chậu rửa… và chuyên nhận lắp đặt mới điện nước tại khu vực Hà Nội. Tôi và đội ngũ thợ lành nghề của Minh Hiếu đã trực tiếp thực hiện lắp đặt – sửa chữa cho rất nhiều công trình, rất nhiều thiết bị bị hư hỏng. Các loại đường ống nước từ cũ đến hiện đại đều đã được thực thi trực tiếp nhiều lần. Tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm và cách làm hiệu quả nhất đến mọi người để có thể tự khắc phục những lỗi đơn giản. Giúp tiết kiệm chi phí hơn