Giải mã bí ẩn điện 1 pha không phải ai cũng biết

Theo như chúng ta biết từ trước tới nay thông thường điện 1 pha được sử dụng cho sinh hoạt gia đình, công suất thiết bị nhỏ nên các thiết bị không bị hao phí điện năng nhiều. Vậy điện 1 pha là gì? Điện 1 pha bao nhiêu vôn? Điện 1 pha bao nhiêu ampe?… Tất cả sẽ được Minh Hiếu giải đáp ngay trong bài viết này nhé!

Điện 1 pha là gì?

Nguồn điện 1 pha là gì?

Điện 1 pha được sử dụng cho sinh hoạt gia đình, công suất thiết bị nhỏ, các thiết bị không bị hao phí về điện năng nhiều. Đối với dây dẫn, sẽ có 2 dây trong đó 1 dây nóng, 1 dây lạnh, hiệu điện thế giữa 2 dây là 220V (Việt Nam).

Nguồn điện 1 pha là gì?

Nguồn điện 1 pha

Dòng điện 1 pha là gì?

Theo quy ước của ngành điện lực, số pha của dòng điện sẽ được tính bằng số dây nóng (dây lửa). Theo đó ta có cách định nghĩa dòng điện 1 pha như sau.

Dòng điện 1 pha là dòng điện được tách ra từ một phần của dòng điện 3 pha. Dòng điện 1 pha có cấu tạo gồm có 2 dây dẫn, một dây lửa và một dây mát (1 dây nóng và 1 dây lạnh).

Dòng điện 1 pha là dòng điện xoay chiều có công suất nhỏ nên thường không thể truyền đi xa. Do đó, nguồn điện này thích hợp nhất khi được sử dụng trong sinh hoạt ở các hộ gia đình.

Hệ thống điện 1 pha sẽ đạt điện áp ở 900 và 2700, chu trình của nó sẽ được coi là hoàn chỉnh khi đạt 3600.

Dòng điện 1 pha

Dòng điện 1 pha

Trong hệ thống điện 1 pha đơn sẽ có một dây trung tính và một dây pha có dòng điện chạy qua. Những thay đổi theo chu kỳ về độ lớn và hướng thường làm thay đổi dòng chảy trong dòng điện và điện áp khoảng 60 lần/giây và việc này tùy thuộc vào nhu cầu của từng hệ thống.

Điện 1 pha bao nhiêu vôn?

Tại Việt Nam, hiệu điện thế giữa 2 dây là 220V. Tuy nhiên trên thực tế ở một số quốc gia khác ví dụ như Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ, điện áp 1 pha theo quy chuẩn thấp hơn : 100V, 110V, 120V…

Tham khảo : Điện 3 pha bao nhiêu vôn?

Công suất điện 1 pha

Điện 1 pha bao nhiêu ampe?

Trong điện tử học dòng điện được xem là dòng dịch chuyển của electron trong dây dẫn điện kim loại, các điện trở hay dòng dịch chuyển của những ion trong pin hoặc dòng chảy của hố điện tử. Cường độ dòng điện tùy mức độ mạnh yếu, nó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Để tính được người ta nhân hiệu điện thế (U) tính theo Volt với một cường độ dòng điện được tính theo Ampe (A). Đơn vị này sử dụng được khi cho công suất biểu kiến của mạch điện xoay chiều.

Công thức thể hiện mối liên quan giữa công suất KVA và Ampe (A)

P = U x I => I = P/U

Bảng tra dòng tải Ampe ( A ) quy đổi sang KVA điện 1 pha

Công suất KVA Điện 110V Điện 220V
1 9.1 4.5
2 18.2 9.1
27.3 13.6
5 27.3 22.7
7.5 45.5 34.1
10 68.2 45.5
15 90.9 68.2
20 136.4 90.9
25 181.8 113.6
30 227.3 136.4
35 272.7 159.1
40 318.2 181.8
45 363.6 204.5
50 409.1 227.3
60 454.5 318.2
70 545.5 363.6
80 636.4 209.9
90 727.3 409.1
100 909.1 454.5

Điểm lợi khi sử dụng điện 1 pha

  • Chi phí thiết kế thấp
  • Dòng điện 1 pha sử dụng hiệu quả nhất với các thiết bị có công suất nhỏ hơn 1000 Watt
  • Thiết kế mạch điện 1 pha thường đơn giản hơn mạch 3 pha.

Các loại điện 1 pha

Điện 1 pha gồm 2 loại chính: điện 1 pha 2 dây và điện 1 pha 3 dây.

Dây điện 1 pha 2 lõi

Điện 1 pha 2 lõi ( 2 dây ) là nguồn điện xoay chiều gồm có 1 dây pha và 1 dây trung tính (còn được gọi là 1 dây nóng và 1 dây nguội). Đây là nguồn điện cho nhà ở thông dụng nhất tại Việt Nam hiện nay.

Dây điện 1 pha 2 lõi

Dây điện 1 pha 2 lõi

Điện áp nguồn điện 1 pha là 220 VAC, tần số 50 Hz (điện áp xoay chiều tại Việt Nam). Ở các khu vực khác nhau sẽ sử dụng quy chuẩn cho nguồn điện 1 pha khác nhau ví dụ: 100 VAC, 110 VAC…tần số 50 Hz hoặc 60 Hz…

Nguồn điện 1 pha thường có dòng nhỏ (khoảng 125 A đổ lại ). Sở dĩ dòng điện 1 pha nhỏ vì quy mô sử dụng cho điện 1 pha thường là các hộ gia đình. Đối với điện 1 pha trong các công trình lớn thường là điện 3 pha tách 1 pha ( xuống phần điện 3 pha mình sẽ làm rõ hơn).

Lưới điện 1 pha 3 dây hay điện 1 pha mà có 2 dây nóng

Điện 1 pha 3 dây là nguồn điện xoay chiều gồm có 1 dây pha L (dây nóng) 1 dây trung tính N (dây lạnh – dây nguội) và 1 dây nối đất PE (còn được gọi là dây bảo vệ hoặc dây tiếp địa ). Ở Việt Nam 1 vài năm trở lại đây nguồn điện này bắt đầu được áp dụng ở các tòa nhà cao tầng, biệt thự, khách sạn… các nhà máy xí nghiệp, công trình sử dụng nhiều máy móc, động cơ…

Các thông số điện 1 pha 3 dây tương tự điện 1 pha 2 dây.

Lưới điện 1 pha 3 dây

Cấp nguồn điện 1 pha 3 dây cho tải tiêu thụ

Top 3 cách đấu điện 1 pha thành 3 pha

Trong các hoạt động sản xuất công nghiệp, chắc chắn chúng ta sẽ gặp không ít những trường hợp “oái oăm” . Khi động cơ cần phải có nguồn cung cấp là 3 pha mà điều kiện thực tế chúng ta chỉ có dòng một pha để sử dụng mà thôi. Nếu không dùng thiết bị chuyển đổi điện 1 pha thành 3 pha có thể gây hỏng máy móc, động cơ thậm chí xảy ra hiện tượng cháy chập điện.

Chính vì vậy mà chúng ta phát sinh ra nhu cầu làm sao để từ nguồn một phase có sẵn, chúng ta có thể đổi ra nguồn 3 pha để sử dụng cho các máy móc, động cơ.

cách đấu điện 1 pha thành 3 pha

Cách đấu điện 1 pha thành 3 pha

Chúng ta cùng tìm hiểu 3 thiết bị để đổi dòng một pha ra dòng 3 pha thường được áp dụng dưới đây nhé!!!

1/ Sử dụng biến tần 1 pha ra 3 pha 220v

Biến tần thường được nhắc đến với khả năng biến đổi tần số điều điều khiển động cơ ưu việt và tiết kiệm điện năng nhất. Tuy nhiên ngoài tính năng đó thì thiết bị này còn có những lợi ích khác. Trong đó tính năng chuyển đổi dòng từ một pha ra ba phase là một trong số đó.

Sử dụng biến tần 1 pha ra 3 pha 220v

Sử dụng biến tần 1 pha ra 3 pha 220v

Ưu điểm

  • Do chủ yếu dùng trong điều khiển động cơ, nên việc thay đổi dòng cũng được dùng hiệu quả nhất với các loại động cơ. Nếu mọi người muốn đổi dòng dùng cho động cơ thì nên sử dụng biến tần là tốt nhất.
  • Thường dùng trong các loại máy : máy nghiền, máy cán, kéo, máy xeo giấy, máy tráng màng, máy tạo sợi, máy dệt, nhuộm, các loại máy thực phẩm, thủy sản, đóng gói, máy chế biến gỗ, băng chuyền, cần trục, máy nâng hạ…

Nhược điểm

  • Đối với mục đích dùng cho các tủ điều khiển công nghiệp thì nếu dùng biến tần thì còn rất nhiều hạn chế, không thể đáp ứng được hiệu năng cao.
  • Giá biến tần 1 pha ra 3 pha nhìn chung tuy có cao. Nhưng nếu so sánh với máy biến áp thì vẫn tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều.
  • Thiết bị được cài đặt và vận hành dễ dàng, chạy ổn định. Nếu có bị lỗi cũng dễ dàng sữa chữa khắc phục.
  • Đối với biến tần, vì có rất nhiều loại và nhiều hãng. Nên cũng tùy thuộc vào mỗi hãng mà việc sửa chữa, khắc phục lỗi cũng rất đa dạng từ dễ đến khó. Cũng tương tự như tuổi thọ của thiết bị.

2/ Sử dụng Biến áp từ 1 pha ra 3 pha

Đây là một trong những phương pháp rất thường được sử dụng, với thiết bị này thì có những đặc điểm như sau:

Sử dụng Biến áp chuyển diện 1 pha ra 3 pha

Sử dụng Biến áp chuyển diện 1 pha ra 3 pha

  • Thường được sử dụng cho hầu hết những thiết bị dùng nguồn 220V và cả 380V dòng 3 pha.
  • Dùng cho những tủ điện trong công nghiệp, tủ điều khiển, và tất cả những máy móc công cụ sử dụng nguồn xoay chiều 3 pha.
  • Đối với những máy 3 pha được đánh giá là khó khởi động thì khi dùng chúng, chúng ta sẽ khởi động bình thường mà không có trở ngại gì.
  • Chất lượng nguồn đầu ra 220V, 380V ổn định
  • Tuy nhiên chi phí để lắp đặt máy biến áp dùng cho máy công nghiệp là không hề thấp tí nào.

3/ Máy đổi điện 1 pha 220v ra 3 pha 380v

Hiện nay trên thị trường có những nhà cung cấp các loại máy có khả năng đổi dòng 220V ra 380V được nhiều người dùng đánh giá cao về hiệu năng sử dụng.

Để thiết bị này hoạt động tốt nhất thì chúng ta cần phải đáp ứng những yêu cầu nguồn vào như sau:

  • Điện áp vào: 220V±10%
  • Tần số ngõ vào: 47~63Hz
  • Điện áp ra: 3 pha 220V/380V
  • Tần số ngõ ra: 0.00 ~ 400.00Hz
  • Công suất đạt được từ : 0,75 – 110 Kw

Ưu điểm

  • Theo như lời nhà cung cấp thì với thiết bị này, hiệu suất tính toán trên thực tế hoạt động của máy đạt trên 98%, một chỉ số rất ấn tượng, đáng được quan tâm.
  • Thiết bị này có thêm ưu điểm nữa là luôn luôn vận hành liên tục và ổn định nhất.

Nhược điểm

  • Chi phí cao-với những tính năng rất hấp dẫn ở trên, tất nhiên chi phí sẽ không hề thấp
  • Và theo đánh giá hoạt động thực tế thì công suất đạt được lại thấp. Nên chúng ta cần lưu ý đánh giá kỹ trước khi quyết định sử dụng máy này.

Giá điện 1 pha

Về nguyên tắc, Chính phủ quy định mức giá điện bình quân cho một kWh điện và giao cho Bộ Công thương xây dựng biểu giá điện bán lẻ phục vụ sinh hoạt. Theo đó, biểu giá điện sinh hoạt bán lẻ phải đảm bảo hai mục tiêu:

Giá điện 1 pha

Giá điện 1 pha

  • Thực hiện chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ cho người có thu nhập thấp.
  • Khuyến khích người dân sử dụng điện tiết kiệm, bởi nguồn cung nguyên liệu đầu vào là khoáng thạch có hạn; đồng thời, nếu sử dụng nhiệt điện than sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường, trong khi nhu cầu sử dụng điện rất lớn.

Để đạt được các mục tiêu đó, Bộ Công thương đã xây dựng giá điện theo bậc thang chia làm 6 bậc, tính theo lũy tiến.

Giá điện bậc thang áp dụng theo chỉ số sử dụng

Theo Quyết định 28/2014 của Thủ tướng, từ tháng 6/2014 biểu giá điện bậc thang 6 bậc được áp dụng theo chỉ số sử dụng:

  • Bậc 1 từ 0 đến 50 kwh
  • Bậc 2 là 51-100 kwh
  • Bậc 3 từ 101-200 kwh
  • Bậc 4 từ 201 đến 300 kwh
  • Bậc 5 là 301-400 kwh
  • Bậc 6 từ 401 kwh trở lên

Bảng giá điện sinh hoạt 2020

TT NHÓM ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG GIÁ BÁN ĐIỆN(ĐỒNG/KWH) GIÁ BÁN HỖ TRỢ COVID19(ĐỒNG/KWH)
1 Giá bán lẻ điện sinh hoạt
Bậc 1: Cho kWh từ 0 – 50 1.678 ₫ 1.510 ₫ (giảm 168 ₫)
Bậc 2: Cho kWh từ 51 – 100 1.734 ₫ 1.561 ₫ (giảm 173 ₫)
Bậc 3: Cho kWh từ 101 – 200 2.014 ₫ 1.813 ₫ (giảm 201 ₫)
Bậc 4: Cho kWh từ 201 – 300 2.536 ₫ 2.282 ₫ (giảm 254 ₫)
Bậc 5: Cho kWh từ 301 – 400 2.834 ₫ 2.834 ₫ (không giảm trừ)
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 2.927 ₫ 2.927 ₫ (không giảm trừ)
2 Giá bán lẻ điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước 2.461 ₫

Tham khảo : Giá điện kinh doanh – điện 3 pha

Trên đây là toàn bộ thông tin về điện 1 pha là gì? Và giá điện 1 pha mới nhất của bộ Điện Lực Việt Nam. Nếu bạn cần tư vấn, hãy liên hệ hotline của sửa chữa điện nước Minh Hiếu để được hỗ trợ miễn phí:

Hotline tư vấn miễn phí 24/7 : 0987.026.338

Comments

comments

Related Posts

Add Comment

0987.026.338