Trong các hệ thống điện, dù điện 3 pha hay 1 pha thì đều phải sử dụng công tơ. Thiết bị vừa có tác dụng với ngành điện lực và chủ hộ. Vậy công tơ điện là gì? Công tơ điện dùng để làm gì? Ý nghĩa số đếm trên các loại công tơ điện là gì?… Tất cả sẽ có ở nội dung sẽ được chia sẻ dưới đây nhé!
Công tơ điện là gì?
Công tơ điện tiếng anh là gì?
Công tơ điện khi dịch sang tiếng Anh thường có nghĩa là electric meter, electricity meter, electrical meter, kWh meter hay energy meter.
Công tơ điện hay còn gọi là đồng hồ điện là dụng cụ dùng để đo đếm điện năng tiêu thụ. Thiết bị này được ngành điện lực (EVN – Việt Nam) sử dụng làm cơ sở thanh toán tiền điện sử dụng cho các hộ dân gia đình, tòa nhà, văn phòng, nhà máy xí nghiệp…
Công tơ điện dùng để làm gì? Công tơ điện dùng để đo gì?
Công tơ điện 1 pha có công dụng chính là đo lường lượng điện tiêu thụ của phụ tải điện.
Phụ tải ở đây nhỏ nhỏ thì có thể là một thiết bị điện như bơm nước, hoặc lớn như hộ gia đình, văn phòng công ty, nhà máy sản xuất… Với các bạn sinh viên, thì chắc chắn ai thuê trọ ở cũng sẽ biết công tơ điện dùng để làm gì rồi phải không nào? Lỡ sử dụng quá tay, thế là cuối tháng, nhìn chỉ số điện của công tơ báo mà méo mặt thôi!
Ngoài ra, trong công nghiệp còn có những loại công tơ điện có những chức năng vô cùng đặc biệt. Và có khả năng truyền thông, gửi dữ liệu lên trung tâm điều khiển. Để quản lý, đo lường các chỉ số điện của một hệ máy sản xuất, dây chuyền hay cả phân xưởng sản xuất.
Công tơ điện kí hiệu là gì?
Theo quy chuẩn của điện lực Việt Nam thì các đồng hồ điện, công tơ điện lắp đặt cho người sử dụng điện đều thống nhất đơn vị tính điện là kWh. Cho dù người sử dụng là hộ cá thể hay là nhà máy, tập đoàn sản xuất.
Ký hiệu kWh đọc là kilô Watt giờ. Tương đương với 1000Wh.
Ví dụ: Công tơ điện báo số 000377 thì ta hiểu là 37.7kWh.
Ý nghĩa số đếm trên công tơ điện
Trên mặt trước, hay mặt hiển thị của công tơ điện, có các thông số cơ bản và ý nghĩa của chúng mà chúng ta cần quan tâm như sau:
1/ 220V
Điện áp lưới điện qua đồng hồ.
2/ 50hz trên công tơ điện là gì?
50Hz: Tần số điện lưới theo quy chuẩn Quốc gia
3/ Số vòng quay tương ứng 1kwh
900 vòng/kWh: Số vòng quay tương ứng với 1 kWh, nghĩa là đĩa công tơ điện quay được 900 vòng sẽ tính là 1 kWh. Ngoài ra còn có các cấp khác như: 225 vòng/kWh, 400 vòng/kWh.
4/ 5(20)A
Có 2 số chúng ta cần hiểu. Số 5 là dòng điện định mức qua công tơ. Số 20 là dòng điện chịu quá tải tối đa của công tơ. Nghĩa là, dòng điện chạy qua công tơ điện được phép nằm trong phạm vi <20 A. Ngoài phạm vi này thì đồng hồ sẽ hỏng. Có một số cấp khác tham khảo như: 10(40)A, 20(80)A, 40(120)A.
5/ 27 độ c trên công tơ điện là gì?
27°C: Nhiệt độ làm việc của công tơ điện
6/ Cấp 2:
Mang ý nghĩa là cấp chính xác, hay mức sai số cho phép của công tơ điện. Chúng có các cấp như: cấp 0.5 (sai số 0.5% toàn dải đo), cấp 1 (sai số 1% toàn dải đo), cấp 2 (sai số 2% toàn dải đo).
Công tơ điện có điều chỉnh được không?
Câu trả lời là có.
Theo một cán bộ công tác trong ngành điện lực thì hiện nay công tơ đang sử dụng thường do nhiều hãng sản xuất. Được lắp đặt trong nhiều thời điểm khác nhau, lại sử dụng công nghệ chế tạo cũ nên tiêu hao điện năng trên công tơ rất lớn và tính chính xác của công tơ không cao. Bên cạnh đó, việc đọc chỉ số thủ công đã làm cho năng suất lao động thấp đi và không an toàn vì phải leo trèo cao. Việc đọc nhầm và nhập thông tin chỉ số của các nhân viên đôi khi cũng xay ra sai sót do số lượng khách hàng quá lớn. Ở một số khu vực, khách hàng lại hay vắng nhà nên gây khó khăn cho việc đọc chỉ số công tơ hàng tháng…
Các loại công tơ điện
Công tơ điện được phân loại dựa trên nguồn điện phân phối điện gồm có: công tơ điện 1 pha và công tơ điện 3 pha. Ngoài ra còn có công tơ điện 2 chiều (mình sẽ đề cập trong bài viết khác).
Công tơ điện 1 pha
Công tơ điện 1 pha là loại công tơ điện sử dụng cho lưới điện 1 pha, được phân ra làm 2 loại là công tơ điện 1 pha cơ và công tơ điện 1 pha điện tử.
Công tơ điện 1 pha cơ
Công tơ điện 1 pha 2 dây dạng cơ là loại phổ biến nhất từ xưa đến giờ. Loại công tơ điện dùng cho điện lưới 1 pha. Chắc chắn một điều là chúng luôn hiện diện trong mỗi gia đình có sử dụng điện của công ty điện lực cung cấp. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, ở các thành phố lớn, các công tơ điện cơ đang dần bị thay thế bởi công tơ điện tử.
Ưu điểm: Giá thành thiết bị rẻ, cấu tạo đơn giản, sử dụng khá bền và ổn định.
Nhược điểm lớn nhất có thể xét đến đó chính là độ chính xác chưa cao. Do phụ thuộc vào cơ cấu hoạt động cơ khí. Có thể bị “hack” làm cho thiết bị hoạt động sai lệch kết quả…
Công tơ điện 1 pha điện tử
Công tơ điện tử hiển thị các giá trị điện năng tiêu thụ trên màn hình LCD hoặc LED, và một số loại cũng có thể truyền các dữ liệu này đi xa qua các cổng giao tiếp tích hợp. Ngoài việc đo điện năng tiêu thụ, công tơ điện tử cũng có thể ghi lại các thông số khác của tải và nguồn, chẳng hạn như số điện sử dụng tức thời hay số điện tối đa, mức điện áp, hệ số công suất và công suất phản kháng…
Một chức năng khác cũng khá hay ho, đó là công tơ điện tử có thể hỗ trợ tính toán theo thời gian cài đặt. Ví dụ như: ghi lại số kWh điện năng tiêu thụ trong giờ cao điểm hoặc giờ thấp điểm.
Ưu điểm: Có cảnh báo rò rỉ điện, đo nhiều thông số, cài đặt nhiều chức năng đo, giám sát được chất lượng nguồn điện, tính toán được giá điện bậc thang, độ chính xác cao…
Nhược điểm: Giá thành cao, độ bền phụ thuộc vào linh kiện điện tử và khó sửa chữa…
Tham khảo : Cách xem đồng hồ điện gia đình
Công tơ điện 2 chiều là gì?
Công tơ điện 2 chiều là loại công tơ điện gồm có 2 bộ nhớ (thanh ghi) có chức năng chính để đo đếm điện năng 2 chiều. Thường được sử dụng trong các dự án điện năng lượng mặt trời, hộ gia đình bán điện mặt trời hòa lưới…
Đo đếm điện 2 chiều gồm:
- Bộ nhớ thứ 1: Lưu trữ chỉ số điện năng tiêu thụ được cung cấp bởi lưới điện EVN
- Bộ nhớ thứ 2: Lưu trữ chỉ số điện năng phát ra (hòa lưới) từ hệ thống năng lượng mặt trời.
Công tơ điện 3 pha
Công tơ điện 3 pha là loại công tơ điện sử dụng cho lưới điện 3 pha, được chia làm nhiều loại: trực tiếp hoặc gián tiếp; loại 1 giá hoặc 3 giá, loại cơ, cơ điện tử hoặc điện tử… Công tơ điện 3 pha thường được lắp đặt ở các công trình lớn sử dụng nguồn điện 3 pha. Ở các hộ dân cư ít bắt gặp loại này.
Công tơ điện 3 pha trực tiếp là gì?
Công tơ điện 3 pha trực tiếp cũng là dạng công tơ điện 3 pha thông thường, và chỉ số điện chúng ta sẽ đọc trực tiếp giống như các loại công tơ điện 1 pha trong gia đình.
Công tơ điện 3 pha gián tiếp là gì?
Công tơ điện 3 pha gián tiếp, công tơ điện tử 3 pha gián tiếp có cách đấu dây khác biệt, có số lượng chân nối nhiều hơn và cần dùng đến CT dòng (biến dòng). Thường dùng cho các tải có công suất lớn. Và cách đọc chỉ số điện cũng khác hơn.
Tham khảo : Cách đọc công tơ điện 3 pha gián tiếp
Công tơ điện quay nhanh
Tại sao công tơ điện chạy quá nhanh
Nguyên lý hoạt động của đồng hồ điện là dựa trên moment từ thông thực hiện chức năng làm đĩa từ quay, từ đây làm đẩy trục số. Như vậy, khi có tác dụng bất thường vào 1 trong những hai bộ phận là từ thông hoặc đĩa từ làm cho công tơ điện quay nhanh.
Ổ cắm làm công tơ điện chạy chậm có thật hay không?
Với thiết kế đơn giản, gọn nhẹ nhưng lại có công dụng rất thần kỳ là có thể tiết kiệm đến 50% điện năng tiêu thụ mỗi tháng. Thiết bị tiết kiệm điện đang “làm mưa làm gió” trên thị trường được khuyến cáo sẽ “tiền mất tật mang” nếu niềm tin người mua đặt nhầm chỗ.
Theo Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN), thời gian vừa qua, các chuyên gia kỹ thuật điện của EVN đã nhiều lần cảnh báo về những loại “thiết bị siêu tiết kiệm điện”, “ổ cắm làm công tơ điện chạy chậm “… Về mặt kỹ thuật, tất cả các thiết bị điện khi cắm vào nguồn điện và hoạt động đều tiêu thụ một lượng điện năng nhất định. Các thiết bị đấu vào mạch điện phía sau công tơ chỉ có thể cải thiện một phần hệ số công suất (Cos φ) của thiết bị điện, làm giảm tổn thất điện năng của dây dẫn và giảm một phần hao phí. Tuy nhiên, không thể có thiết bị nào đấu nối sau công tơ làm giảm tới 30-40% lượng điện năng tiêu thụ như quảng cáo. ( Trích kenh14.vn)
Cách chỉnh để công tơ điện quay chậm lại
Có khá nhiều cách để bạn có thể áp dụng để khiến đồng hồ điện hay công tơ điện chạy chậm hơn so với mức bình thường.
Cách 1:
Cách làm đầu tiên được thực hiện dựa trên nguyên lý hoạt động của công tơ điện. Bằng việc để một cục nam châm vĩnh cửu lại gần công tơ điện khiến thiết bị này hoạt động chậm đi. Nam châm vĩnh cửu tác động đến công tơ điện như thế nào?
Nam châm vĩnh cửu khi được đưa lại gần với công tơ điện sẽ làm rối loạn từ thông bên trong thiết bị. Điều này khiến cho công tơ điện bị nhiễu đồng thời tác động khiến nó chạy chậm hẳn đi so với bình thường. Tuy nhiên cách làm này rất dễ bị phát hiện, bạn sẽ phải chịu phạt tương đối nặng nếu bị phát hiện hành vi trên.
Cách 2:
Bên dưới chiếc đĩa từ trong đồng hồ điện có một con ốc vít. Bạn chỉ việc vặn con ốc ở gần vị trí với cục nam châm, lưu ý là vặn một chút đủ để đĩa từ quay chậm, nếu vặn quá đà sẽ khiến bị lộ và phát hiện ngay. Tuy nhiên, khuyến cáo khi thực hiện bạn nên mang găng tay cao su để tránh tình trạng bị điện giật. Nhược điểm của cách làm đồng hồ điện chạy chậm này là dễ bị phát hiện do bạn phải mở nắp kính của đồng hồ, và lúc này kẹp chì bị cắt.
Cách 3:
Tháo công tơ điện và điều chỉnh khoảng cách của 2 cục nam châm với đĩa từ. Khoảng cách này càng xa thì công tơ quay càng chậm. Nhược điểm của cách này là lộ nhất trong các cách làm đồng hồ điện chạy chậm, vì thế cũng dễ bị phát hiện nhất.
Cách 4:
Để thực hiện, bạn dùng một cách quạt có gắn động cơ và đặt lên vị trí cao nhất của ngôi nhà. Điều này giúp bạn có được một máy phát điện “nhân tạo” nhờ sức gió, tạo ra dòng điện xoay chiều, tuy nhiên, tần số không ổn định. Do đó, bạn cần làm thêm một mạch chỉnh lưu, biến đổi dòng điện xoay chiều thành một chiều rồi nạp vào ắc quy.
Tiếp đến, bạn làm một mạch nghịch lưu để thực hiện việc chuyển dòng điện 1 chiều thành dòng xoay chiều có tần số 50HZ.
Sau cùng, thực hiện đấu nối dòng điện vừa tạo lên lưới điện quốc gia. Và đừng quên đấu phía sau công tơ điện để nó khiến đồng hồ hoạt động ngược, tức là trở lui lại các số trước đó. Nếu máy phát vừa tạo ra của bạn đủ mạnh thì đồng hồ sẽ quay ngược nhiều đến mức ra số âm, nghĩa là quay về số điện của tháng trước.
Cách 5:
Cách này an toàn và không hề bị phạt. Đó là tiết kiệm điện, dùng ít lại, tắt bớt các thiết bị điện không cần thiết.
Sự cố với công tơ điện không quay
Công tơ điện không quay là biểu hiện của công tơ điện bị hỏng. Theo kinh nghiệm sửa chữa điện của chúng tôi thì công tơ điện sai số là hiện tượng không hề hiếm gặp trong các hộ gia đình tại Việt Nam hiện nay.
Nguyên nhân
Tình trạng này xảy ra có rất nhiều nguyên nhân. Nhưng tựu chung lại, chúng ta có thể xem xét những nguyên nhân dẫn đến như sau:
- Công tơ điện được sử dụng quá lâu, dẫn đến hiệu suất điện kém.
- Có thể đồng hồ đo điện sai vì thợ điện đã đọc sai số trên đồng hồ. Vị trí lắp đặt của đồng hồ thường cao.
- Do độ ẩm thấp, kính cũng như thiết bị bên trong đồng hồ cũng bị hư hỏng. Làm cho người tiêu dùng hoảng sợ vì hóa đơn lên đến 30% lên đến 40% mức tiêu thụ điện năng vào tháng trước.
Cách sửa công tơ điện không quay
Thông thường, theo định kỳ 30 ngày, nhân viên đọc số điện sẽ đọc số và kiểm tra. Nếu công tơ điện không quay thì nhân viên sẽ tiến hành sửa chữa, thay thế.
Lắp công tơ điện hết bao nhiêu tiền? Mua công tơ điện ở đâu?
Đối với công tơ điện cấp nhỏ như ở phòng trọ, công tơ trong gia đình, tập thể đăng ký dưới cùng 1 chủ hộ. Thì gia đình có thể tự mua công tơ điện và nhờ thợ sửa chữa điện nước tại nhà đến lắp.
Trong trường hợp công tơ điện tổng thì thông thường, nhân viên của Điện Lực sẽ có trách nhiệm cung cấp và lắp đặt công tơ điện. Sau khi hoàn thành sẽ báo chi phí cho chủ hộ. Và định kỳ thay công tơ điện là 5 năm 1 lần. Còn hộ gia đình hoàn toàn không được can thiệp.
Theo quy định, khách hàng có nghĩa vụ bảo vệ công tơ điện đặt trong phạm vi quản lý của mình. Trường hợp công tơ điện bị mất phải bồi thường, làm hư hỏng phải chịu chi phí cho việc sửa chữa, kiểm định.
Không được tự ý tháo gỡ, di chuyển công tơ điện. Khi có nhu cầu di chuyển công tơ điện sang vị trí khác, phải được sự đồng ý của bên bán điện và phải chịu chi phí di chuyển.
Trường hợp không xác định được nguyên nhân do lỗi của khách hàng thì Điện lực phải có trách nhiệm thay mới hoặc sửa chữa.
Trên đây là toàn bộ thông tin về các loại công tơ điện, nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp. Hãy liên hệ tới sửa chữa điện nước Minh Hiếu theo Hotline:
Hotline tư vấn miễn phí 24/7 : 0987.026.338
Tôi là Vũ Tuyền – kỹ thuật viên điện nước. Với hơn 10 năm trong nghề làm điện nước dân dụng, sửa chữa các thiết bị điện – nước như máy bơm, bồn cầu, quạt, vòi tắm – vòi chậu rửa… và chuyên nhận lắp đặt mới điện nước tại khu vực Hà Nội. Tôi và đội ngũ thợ lành nghề của Minh Hiếu đã trực tiếp thực hiện lắp đặt – sửa chữa cho rất nhiều công trình, rất nhiều thiết bị bị hư hỏng. Các loại đường ống nước từ cũ đến hiện đại đều đã được thực thi trực tiếp nhiều lần. Tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm và cách làm hiệu quả nhất đến mọi người để có thể tự khắc phục những lỗi đơn giản. Giúp tiết kiệm chi phí hơn